Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Răng sâu sớm là biểu hiện phổ biến ở trẻ

Sâu răng sớm là hiện tượng xuất hiện rất phổ biến ở trẻ, chiếm tỷ lệ 30 – 50% ở các nước phát triển và đến 70% ở các nước đang phát triển. Răng sữa của bé rất mêm yếu dể tổn thương do vậy hay bị dể bị sâu, nhưng có cần phải trị sâu răng sữa không? Vì sao bé lại hay bi sâu răng sữa? Và nên điều trị, phòng chóng sâu răng như thế nào? Hãy tham khảo qua bài viết sau đây để biết cách chăm sóc răng miệng cho con.


Trẻ bị sâu răng – thực trạng đáng báo động hiện nay
Có tới 85% trẻ em bị sâu răng
Nguyên nhân do nhiều trẻ có thói quen ăn bánh, kẹo ngọt liên tục trong ngày, không theo bữa và ăn xong không đánh răng. Bên cạnh đó là việc rất ít trẻ được khám và điều trị các bệnh về răng miệng kịp thời. Sự hình thành sâu răng phụ thuộc vào các axít hữu cơ được tạo ra từ sự lên men của các carbohydrate trong thức ăn do vi khuẩn làm giảm độ pH ở các mảng bám răng và tạo ra những chỗ bị mất khoáng. Sâu răng ban đầu có dạng các điểm trắng đục trên men răng và các lỗ sâu răng sẽ xuất hiện khi tình trạng mất khoáng tiến triển mạnh.

Nhóm các vi khuẩn atreptococcus mutans có liên quan đến sự hình thành sâu răng. Các vi khuẩn này có khả năng bám dính vào men răng, tạo ra nhiều chất axít và sống ở môi trường pH thấp. Khi men răng bị thủng lỗ, các loại vi khuẩn khác (các lactobacillus) sẽ sinh sôi ở răng, tạo ra môi trường axít và thúc đẩy hóa trình mất khoáng. Sự mất khoáng do axít được tạo ra từ vi khuẩn phụ thuộc vào số lần tiêu thụ và loại carbohydrate có trong thức ăn.

Sâu răng sớm ở trẻ có thể xuất hiện sớm trước 12 tháng tuổi. Các đối tượng có nguy cơ bị sâu răng bao gồm những trẻ thường xuyên ăn chất đường (thường xuyên dùng các thức uống, thức ăn có đường, bánh snack), trẻ có nhiều người thân như cha mẹ hay các anh chị em ruột bị sâu răng, hay trẻ có dị dạng ở răng.

Hậu quả khó lường khi trẻ bị sâu răng
Các bậc cha mẹ thường chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Nhiều cha mẹ quan niệm răng sữa chỉ tồn tại vài năm, sau đó được thay răng mới. Vì vậy rất nhiều trẻ em không được đánh răng trước khi đi ngủ mà chỉ súc bằng nước lọc. Chính việc đó đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở và hình thành những lỗ sâu răng. Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ khiến cho răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tủy răng cũng bị tổn thương, dẫn đến viêm tủy gây đau, nhức. Viêm tủy răng có thể tiến triển đến hoại tử, vi khuẩn xâm lấn xương ổ răng và gây áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng vùng mặt.

Vì vậy, để dự phòng các bệnh răng miệng và các biến chứng, cần tăng cường công tác phòng bệnh và điều trị sớm, có thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Đối với trẻ, người lớn cần hướng dẫn các em cách chải răng miệng đúng cách. Hạn chế cho trẻ ăn bánh, kẹo và nhiều đồ ngọt, hướng dẫn ăn theo bữa. Thực hiện đánh răng sau khi ăn ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.

Bên cạnh đó, có thể cho fluor vào nước sinh hoạt hàng ngày với nồng độ 1ppm. Để tránh trường hợp dùng quá liều fluor cần thiết, bác sĩ không kê đơn thuốc fluor với số lượng quá 120mg. Biểu hiện cấp tính của quá liều fluor (cao hơn 5mg/kg) cần được xử trí khẩn cấp. Dùng các dạng fluor bôi ngoài (do bác sĩ chỉ định) có lợi cho các bệnh nhi có nguy cơ bị sâu răng.

Nếu trẻ có dấu hiệu sâu răng, cần được đưa đến bác sĩ răng hàm mặt để được tư vấn và điều trị kịp thời
Bé bị sâu răng sữa có cần phải điều trị không?

Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng sữa ở bé:
– Mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng sữa còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Những bà mẹ ăn uống thiếu canxi khi mang thai thì sau này men răng của con cũng dễ bị yếu.

– Do bé sử dụng quá nhiều đồ ngọt.
– Do cha mẹ không biết cách chăm sóc răng cho bé.
– Ngoài ra, những yếu tố như bé bú bình, bé sinh mổ… cũng làm gia tăng tình trạng sâu răng sữa ở bé

Nhiều cha mẹ nghĩ sâu răng sữa không quan trọng vì sớm muộn gì những răng này cũng bị mất đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng:
– Nếu răng sữa bị sâu và rụng quá sớm thì sau này, răng trưởng thành của bé có thể bị mọc lệch lạc, gây xô hoặc nghiêng hàm.
– Ngoài ra, răng sữa cũng có tác dụng nhai thức ăn như răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị rụng sớm, khả năng nghiền nát thức ăn bị hạn chế khiến bé tiêu hóa kém.
– Răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp, giúp bé phát ẩm chuẩn trong quá trình học nói.

Giống như người lớn, răng sữa của bé cũng có hàng nghìn loại vi khuẩn cư trú tạo thành mảng bám. Vì vậy, cha mẹ nên học cách chăm sóc để tránh sâu răng sữa cho bé ngay từ sớm, thậm chí ngay cả trong giai đoạn mang thai. Bạn nên lưu ý:
– Khoảng thời gian thai nghén, mẹ nên dùng những loại đồ ăn có lợi cho men răng của bé sau này như các loại cua, cá, sò, ốc, tôm, sữa… Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế căng thẳng, stress để tránh những nguy cơ lên bào thai như tật sứt môi, hở hàm ếch ở bé sơ sinh.
– Ngay khi bé mới mọc răng sữa, mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho con hằng ngày bằng gạc sạch nhúng vào nước muối ấm (không nên pha nước muối quá mặn vì điều này cũng dễ phá hủy men răng bé).
Nếu trong điều kiện đi xa, không có gạc vệ sinh răng bé, bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước ấm sau mỗi lần bé bú, uống thuốc… Nếu bé đã đến tuổi sử dụng bàn chải và kem đánh răng, mẹ dùng loại dụng cụ này để vệ sinh răng lợi cho bé.
– Tạo điều kiện cho bé tắm nắng để chống còi xương, hạn chế xương hàm của bé kém phát triển và phòng tránh hiện tượng răng bé mọc lệnh, yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.
– Không nên cho bé ngậm bình sữa (hoặc bình nước hoa quả) khi bé nằm trên giường hoặc trên cũi. Các loại đường sữa sẽ phá hủy lớp men răng và gây sâu răng cho bé.
– Hạn chế những loại đồ uống chứa đường sữa vào buổi tối. Với bé trên 1 tuổi, tốt nhất, bạn chỉ nên cho bé uống nước lọc trước giờ đi ngủ.
– Tránh cho bé thói quen ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng vì điều này sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện tiếp xúc với răng lợi bé lâu hơn và gây nên hiện tượng sâu răng.
– Pha loãng nước hoa quả đóng hộp với nước lọc và cho bé sử dụng.
– Nếu phát hiện bé có dấu hiệu sâu răng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám. Trong trường hợp bị sâu ít, bác sĩ sẽ tiến hành cạo chỗ răng sâu và hàn lại răng cho bé. Trường hợp răng bé bị sâu nặng, bác sĩ sẽ phải nhổ răng đi.

Việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng tốt cho bé bao gồm việc đánh răng và vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày bằng việc sử dụng khăn mặt ướt và bàn chải đánh răng mềm. Vệ sinh và kiểm tra răng miệng cho bé một cách đều đặn có thể giúp bé không cảm thấy khó chịu khi mọc răng và phòng chống sâu răng. Một khi răng bé đã mọc, điều quan trọng là tạo cho bé thói quen đánh răng hai lần một ngày. Khi đánh răng cho bé, sử dụng loại kem đánh răng có chứa fluoride hai lần một ngày, vào buổi sáng sau khi bé ngủ dậy và vào buổi tối trước khi bé đi ngủ. Khi mới bắt đầu, chỉ sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa fluoride và tăng dần lượng kem đánh răng trên bàn chải mềm của bé. Nên chải nhẹ nhàng lên lưỡi của bé để loại bỏ vi khuẩn hình thành trên lưỡi. Cha mẹ nên đánh răng cho bé cho đến khi bé có thể tự làm lấy. Đánh răng cho bé còn giúp cha mẹ có thể kiểm tra bất kỳ những thay đổi nào xảy ra đối với hàm răng của bé, bao gồm răng mới mọc, bựa răng, những vết răng sâu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét