Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Thời gian đính kim cương vào răng mất bao lâu?

Em tính đi đính kim cương vào răng nhưng không biết thời gian thực hiện có lâu không ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp em.(Ngọc Ánh – 25 tuổi – Ninh Thuận)

Trả lời
Chào bạn Ngọc Ánh
Rất cảm ơn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về câu hỏi “thời gian đính kim cương lên răng mất bao lâu” của bạn, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn xin được giải đáp cụ thể như sau.
Không giống những dịch vụ làm răng thẩm mỹ đòi hỏi thời gian thực hiện lâu, đính đá vào răng là công nghệ làm răng thẩm mỹ được hoàn thành trong thời gian rất nhanh. Không quá phức tạp nhưng kỹ thuật này cũng đòi hỏi Bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao và trang thiệt bị hiện đại.
Tiêu chí để đánh giá một ca đính kim cương vào răng thành công: Không phá hủy men, ngà răng; kim cương có độ sáng bóng tự nhiên, bền không bong tróc; không khó khăn khi ăn nhai.

Một ca đính kim cương lên răng thành công sẽ đạt tính thẩm mỹ và bảo đảm an toàn cho răng
>>> Chi phí đính đá vào răng giá bao nhiêu tiền
Thời gian đính kim cương lên răng mất bao lâu?
Một ca đính răng kim cương thông thường sẽ mất từ 15 – 30 phút để thực hiện. Nếu theo kỹ thuật khoan lỗ truyền thống, thời gian có thể lâu hơn vì thao tác khoan đục lỗ lên răng mất nhiều thời gian. Thao tác này về cơ bản sẽ dùng một dụng cụ nha khoa để tiến hành khoan một hay nhiều vị trí trên răng sau đó phun keo để đính kim cương lên răng. Thao tác này gặp nhiều hạn chế bởi quá trình khoan đục lỗ dễ làm răng ê buốt, đồng thời nếu không tra keo kỹ, thức ăn dễ giắt vào các lỗ hỏng trên bề mặt răng dẫn đến sâu răng.
Đính kim cương lên răng mất bao lâu ?
Hy vọng với những giải đáp của chúng tôi về thắc mắc “đính kim cương lên răng tốn thời gian bao lâu” đã giúp bạn Ngọc Ánh hài lòng và tự tin thực hiện kim cương đính răng ngay tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn trong thời gian sớm nhất.

Mọi thắc mắc về vấn đề này bạn có thể đến trực tiếp hoặc liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ chi tiết nhất!

Mọc răng khôn khi mang bầu thì phải làm sao?

Hiện tượng mọc răng khôn khi mang bầu thường mang đến sự khó chịu cho một số bà mẹ mang thai. Đối với người bình thường nếu có hiện tượng đau nhức, mọc lệch thì nha sĩ sẽ khuyên nhổ nhưng với người đang mang thai thì việc này gây nhiều khó khăn, trở ngại hơn bởi lo sợ có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Mọc răng khôn khi mang thai có sao không? hoặc đau răng khôn khi mang thai phải làm thế nào là câu hỏi mà nha khoa thường hay bắt gặp ở một số bà mẹ mang thai. Răng khôn gây đau đớn và để lại không ít phiền toái vậy trường hợp này xử lý như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
Mọc răng không khi mang thai có sao không ?
Các hướng mọc của răng khôn
   Răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng khi ta đủ 18-25 tuổi hoặc có thể trễ hơn. Răng khôn mọc sau cùng và mọc cuối hàm nên khi mọc thường không đủ chỗ xảy ra tình trạng chen lấn, gây đau nhức cho khổ chủ. Răng khôn đa số đều mọc ngầm, lệch nên chỉ định của bác sĩ thường là nhổ răng để tránh để lại biến chứng không mong muốn. Nhiều người lầm tưởng rằng răng khôn khi mọc đau nhức rồi sẽ tự khỏi nhưng không phải thế, răng khôn mọc theo từng đợt và để mọc hoàn tất thì phải mất đến 4 hoặc 5 năm và đồng nghĩa là bạn phải chịu đựng cơn đau răng khôn trong suốt thời gian đấy.  
   Với người khỏe mạnh bình thường thì bác sĩ sẽ có chỉ định nhổ răng khôn nếu răng này có thể gây hại và có biến chứng với sức khỏe bệnh nhân. Nhưng nếu bị mọc răng khôn khi mang thai thì bạn không nên nhổ răng vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, đặc biệt là những tháng đầu và cuối thai kỳ. Do đó, bất cứ tác động mạnh nào răng miệng cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nếu bạn thấy đau nhức thì bạn nên đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám, cho lời khuyên và không tự ý sử dụng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn cũng không được căng thẳng hay quá lo lắng, lúc này bạn cần tập trung nghĩ ngơi, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và hợp lý để em bé phát triển tốt.
Mọc răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không?
   Sau đây là những mẹo chăm sóc răng miệng tại nhà trong quá trình mang thai mà không hề có tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến thai nhi, các mẹ có thể tham khảo nếu như không có thời gian và điều kiện đế đến nha khoa.
   Nước muối ấm: Đây là vị cứu tinh đầu tiên được các mẹ áp dụng thành công. Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn giảm đau tốt, tạm thời dứt cơn đau và bạn có thể dùng 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ. Và đừng quên ngậm nước muối khi răng bạn đã vệ sinh sạch sẽ.
   Chườm nước đá: Đây là phương pháp được xem là gây tê tự nhiên và an toàn, bạn có thể dùng khăn bọc vài cục nước đá chườm ngay vùng má đang đau bạn thấy giảm đau tức thì.
Nên chăm sóc răng miệng trong thai kỳ như thế nào? 
   Tỏi tươi: Đây là mẹo chữa sâu răng mà dân gian thường sử dụng rất hiệu quả đấy nhé! Trong tỏi có chứa một số hoạt tính diệt khuẩn, kháng viêm tự nhiên có khả năng giảm đau và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Dùng vài tép tỏi giã nát cùng vài hạt muối trắng, sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên chỗ đau khoảng 10 phút bạn sẽ thấy tác dụng mà chúng mang lại.
   Lá lốt: Lá và thân cây có chứa alcaloid và tinh dầu, tinh dầu có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen, rể chứa benzylacetat có tính kháng khuẩn rất là tốt. Lá lốt có vị cay, mùi thơm có tác dụng hạ khí giảm đau. Lấy cả thân, lá, rễ sắc nước đặc và ngậm liền 3-4 ngày.
Ngoài ra, bạn cần phải giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, chải răng ít nhất ngày 2-3 lần. Vậy nên cách tốt để phòng tránh trình trạng bị mọc răng khôn khi mang bầu thì bạn nên khám răng định kỳ 6 tháng để phát hiện những bệnh răng miệng tiềm ẩn hoặc có thể nhổ răng khôn mọc lệch trước.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Chữa hôi miệng ở đâu mang lại hiệu quả cao nhất?

Hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây ra, đây còn là tình trạng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Vì vậy để đảm bảo cho việc điều trị hôi miệng hiệu quả, cần lựa chọn nơi chữa hôi miệng, chữa hôi miệng ở đâu là thắc mắc của nhiều người.

Hôi miệng luôn là căn bệnh khiến nhiều người lo lắng, sợ hãi, bởi mùi hôi khó chịu bay ra khi nói khi thở khiến họ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, công việc, bạn bè. Để giúp bạn đọc có thể loại bỏ nỗi lo cũng như có được nơi khám chữa bệnh hôi miệng tốt nhất, sau đây bài viết xin chia sẻ một số thông tin hữu ích, các bạn cùng đón xem nhé!




Nơi khám chữa bệnh hôi miệng tại tphcm tốt nhất
>> Nguyên nhân bị hôi miệng
Hiện nay, có rất nhiều nơi để khám chữa hôi miệng, nhưng khám hôi miệng ở đâu tphcm thì mọi người có thể tìm đến những trung tâm nha khoa lớn, hoặc các phòng khám lớn, có uy tín chất lượng để việc chẩn đoán tốt. Tại những nha khoa lớn sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác có mắc bệnh hôi miệng hay không, đồng thời có thể xác định được nguyên nhân gây ra hôi miệng và nồng độ mùi hôi. Tuy nhiên, để chữa trị được căn bệnh khó chịu này, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu xem nguyên do đâu gây ra mùi hôi khó chịu này nhé. Dưới đây, là một số nguyên nhân thường gặp:
Do răng – miệng: Vệ sinh răng miệng không sạch, khiến các thức ăn thừa bám lại ở kẻ răng, bị axit phân hủy thành mùi hôi. Do bị sâu răng gây hôi miệng, các lỗ hổng của sâu răng là nơi cho vi khuẩn làm tổ, ẩn nấp để phát triển gây bệnh. Lưỡi bị viêm và thức ăn bám trên bề mặt lưỡi hoặc các rãnh nứt lưỡi là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.

Do chế độ ăn uống: Ăn uống ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùi hôi ở miệng, khi ăn một số loại thức ăn có mùi vị mạnh, hoặc ăn các thực phẩm có mùi như hành tây, tỏi, sầu riêng, bắp cải, súp lơ, củ cải… Chế độ ăn kiêng quá mức hoặc ăn uống không đầy đủ. Các thức ăn nhiều đạm, mỡ, gia vị nặng mùi được tiêu hóa ban đầu ở miệng tạo mùi hôi vì sinh ra nhiều sulfur có mùi thối. Hút thuốc lá, rượu, bia, đặc biệt là cigar cũng giảm nước bọt trong miệng gây ra hôi miệng.
Do đường hô hấp: hững bệnh lý mũi xoang như viêm mũi xoang cấp mạn, viêm xoang do răng, đặc biệt viêm xoang do răng gây hơi thở hôi rất nhiều, thậm chí gây khó chịu cho người xung quanh khi đến gần.

Chứng hôi miệng mãn tính có thể bắt nguồn từ một loạt các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh phổi, rối loạn tiêu hóa hay bệnh về gan và thận.. Hội chứng trào ngược thực quản-dạ dày, do dạ dày viêm loét ứ đọng thức ăn tiêu hóa dở dang lên men, sinh hơi, trào ngược qua tâm vị không đóng kín, như ăn quá no ợ hơi thức ăn, cũng gây mùi hôi khó chịu.

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng hôi miệng, đồng thời biết những lưu ý khi lựa chọn nơi khám và chữa hôi miệng.

Cách làm răng hết vẩu thực hiện ngay tại nhà

Có nhiều trường hợp bị vẩu mà nhiều người vì không có thời gian và điều kiện nên không thể đến vác địa chỉ nha khoa và bệnh viện để thực hiện. Theo dõi ngay bài viết này để biết thêm về những cách làm răng hết vẩu tại nhà nhé!


1. Cách làm răng hết vẩu cần căn cứ vào duyên nhân gây răng vẩu
Răng vẩu được coi là trường hợp không chính xác lệch khớp cắn nghiêm coi trọng . đấy là sự lệch lạc của xương hàm hoặc của răng trong quá trình phát triển và định hình khung hàm, trường hợp sẽ cố định khi chúng ta bước vào tuổi trưởng thành. Cụ thể, khi quan sát cảm thấy một trong hai hàm răng ở ngoài hàm còn lại với tỷ lệ lớn khiến cho khuôn miệng nhô ra quá mức so với mũi và trán. trường hợp này sẽ phá hỏng cấu trúc hài hòa của khuôn mặt với những đường cong không thẩm mỹ.
bản chất của răng vẩu là khi xương hàm (trên hoặc dưới) so tốc độ phát triển quá mạnh, có độ rộng và dài hơn hàm còn lại rất nhiều gây ra vẩu bởi xương. Khi răng của một trong hai hàm mọc lệch lạc , chìa ra hoặc hõm vào quá mức gây chính vì thế tình trạng vẩu bởi răng. Ngoài ra, khi lợi phát triển quá mạnh với độ dày và chiều dài lớn cũng khiến cho răng bị vẩu.

Có cách làm răng hết vẩu tại căn nhà hiệu quả không?
nương nhờ vào những phân tích kể trên, rất có thể thấy nguyên nhân của răng vẩu nằm ở sự phát triển của hệ xương và răng. Đây là các thành phần cứng chắc và khi đã hình thành ổn định thì muốn khắc phục lại buộc phải sử dụng tới các kỹ thuật chuyên sâu để điều trị lại nơi cũng như thế mọc của răng và điều chữa trị độ lớn của xương hàm. Để làm nên được các hiệu quả này thì việc dùng cách làm răng hết hô (vẩu) tại ngôi nhà gần như là không thể.

>> Chữa cười hở lợi bao nhiêu tiền
các cách thông thường như dùng tay để đẩy răng, dùng phương tiện tự chế đều không khoa học và khó rất có thể mang đến hiệu quả được. đấy là chưa kể đến việc những cách này cũng phải bắt đầu từ việc tạo ra lực để tác động lên răng, hoàn toàn không phải là các mẹo vặt bình thường như mẹo chỉnh những bệnh lý khác trên thân thể .

Cách làm răng hết vẩu (hô) bằng thiết bị cao
Cách có một không hai để chỉnh được răng vẩu tốt nhất thay bởi vận dụng những mẹo chữa răng vẩu tại căn nhà đấy không quá xa lạ mà là phẫu thuật chữa vẩu thiết bị 3D. Đây được đánh giá là cách khắc phục vẩu tốt nhất nhất từ các năm trở lại đây . Không chỉ chữa được hạn chế của giải pháp chữa vẩu thông thường , chỉnh răng vẩu bằng phẫu thuật khắc phục hàm 3D còn mang đến hiệu quả vĩnh viễn, hiện giờ đang được sử dụng rất thành đạt.
Để thực hiện phẫu thuật hàm vẩu, các bác sĩ sẽ thực thi rạch niêm mạc ngách lợi hàm dưới ở cả 2 bên. Sau đó , lật vạt dưới màng xương, tách bóc vào xương, ứng dụng máy cắt xương chuyên dụng cắt xương theo hình chữ Z từ vùng răng số 6 tới phần cành lên của xương hàm rồi đẩy hàm trượt ra sau, phẫu thuật này viết tắt là BSSO cắt phần xương dư ở phía sau, cố định các đoạn xương bằng nẹp ốc titanium và cố định 2 hàm rồi khâu niêm mạc.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Thuốc trị chảy máu chân răng nào không gây hại

Chảy máu chân răng do nhiều nguyên nhân gây ra, do đó có nhiều cách chữa chảy máu chân răng khác nhau. Bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc về thuốc trị chảy máu chân răng mang lại hiệu quả nhất.


Chảy máu chân răng do nhiều nguyên nhân gây ra, những nguyên nhân chính thường do các mảng bám, vi khuẩn tích tụ lâu ngày tạo thành vôi răng gây nên. Điển hình là cách chăm sóc răng hàng ngày của mỗi người, nếu bạn lơ là không chú ý trong việc vệ sinh răng miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào nướu răng, làm viêm nướu, viêm chân răng.


– Ngoài ra, trường hợp răng mọc lệch lạc, không đúng vị trí, khớp cắn sai lệch cũng gây ra tình trạng viêm nướu hoặc làm bệnh ngày càng tiến triển trầm trọng hơn. Tình trạng cơ thể bị thiếu sức đề kháng, thiếu Vitamin C, cơ thể suy nhược hay có những thay đổi về nội tiết tố, mắc những căn bệnh về đường máu cũng có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.



Với trường hợp của bạn, nướu răng bị đau, sưng đỏ, dễ bị chảy máu thì có thể xuất phát từ bệnh lý viêm nướu mà ra. Giải pháp đầu tiên là Bác sĩ sẽ cạo vôi để lấy sạch vôi răng cho bạn, nhằm loại bỏ đi những ổ vi khuẩn bám trên răng và nướu, giúp nướu mau chóng được khôi phục lại.
>> Chua hoi mieng o dau
 Tuy nhiên, nếu sau khi bạn được lấy vôi răng nhưng nướu răng vẫn không khỏi thì Bác sĩ sẽ kê cho bạn thêm toa thuốc chuyên đặc trị cho viêm nướu.





* Viêm chân răng uống thuốc gì để điều trị ?

Các loại thuốc chữa chảy máu chân răng, viêm chân răng mà Bác sĩ kê toa thường gồm một số loại như: Amoxicyline, Tetracycline, Metronidazol, Penicilline,.v.v..Tùy theo tình trạng của từng người mà Bác sĩ sẽ hướng dẫn liều lượng sao cho phù hợp.

Trên đây là một số loại thuốc mà bác sĩ nha khoa khuyên dùng, tuy nhiên tốt nhất khi bị hiện tượng chảy máu chân răng bạn nên đến trực tiếp địa chỉ nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn kĩ hơn.


Lấy cao răng bằng máy siêu âm có đặc điểm gì?

Lấy cao răng bằng máy siêu âm giúp loại bỏ mọi lo lắng rằng lấy cao răng bị đau hay ê buốt. Vậy lấy cao răng bằng máy siêu âm có đặc điểm thế nào để làm được điều đó.


Lấy cao răng là gì ?
Lấy cao răng cần sự khéo léo và tỉ mỉ của nha sĩ để đưa đầu ống vào sâu trong từng kẽ răng, làm sạch mảng bám một cách nhẹ nhàng hơn mà không gây ảnh hường đến nướu và răng. Làm sạch cao răng không những tốt cho răng miệng mà còn ngăn ngừa hôi miệng, viêm nướu
Lợi ích khi lấy cao răng
* Ngăn ngừa viêm nướu
Nếu vôi răng không được lấy sạch, vi khuẩn tích tụ lâu ngày sẽ gây ra chứng viêm nha chu, viêm nướu. Lúc này, chân răng của bạn thường bị chảy máu, khi ăn sẽ cảm thấy hơi ê buốt và có mùi khó chịu trong miệng. Vì thế, lấy cao răng, bạn sẽ phòng ngừa được các vấn đề về răng miệng, viêm nướu.
* Bảo vệ được chân răng
tự lấy cao răng
Cao răng tồn tại lâu ngày sẽ phá hủy các mô nâng đỡ răng, khiến lợi dần dần tách ra khỏi mặt răng, để lộ ra vùng chân răng do răng bị tụt nướu, nghiêm trọng hơn là răng sẽ bị lung lay và rụng. Do đó, khi các mảng cao răng được lấy sạch sẽ giúp bảo vệ chân răng chắc khỏe.
* Từ giã với một số bệnh do cao răng gây ra

Những vi khuẩn trong cao răng gây nên một số bệnh ở niêm mạc miệng như lở miệng, viêm amidan, viêm họng … loại bỏ cao răng vi khuẩn sẽ không còn chổ trú ẩn để gây bệnh.
* Mang lại nụ cười trắng đẹp
>> Tác dụng của lấy cao răng
Ngoài việc phá hủy các mô nâng đỡ răng, gây ra viêm nướu … bệnh nha chu còn gây hôi miệng, làm người bệnh thiếu tự tin trong giao tiếp. Khi các mảng bám được loại bỏ, hơi thở của bạn cũng thơm tho hơn hàm răng của bạn sẽ trở nên trắng và đẹp hơn. Điều này mang lại cho bạn nụ cười rạng rỡ mọi nơi mọi lúc.
Lấy cao răng có hại gì không?

Cao răng được hình thành từ những mãng bám thức ăn, nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ dần dần bị vôi hóa. Từ trong những mảng bám này mà vi khuẩn sẽ phát triển tạo nên axit ăn mòn răng gây nên sâu răng. Như vậy lấy cao răng là một việc hoàn toàn có lợi và không gây tác hại nào đến răng của bạn.
Đối tượng lấy cao răng

Với công nghệ máy siêu âm đã qua thử nghiệm cho thấy sự an toàn tuyệt đối và mang lại hiệu quả cao. Phù hợp cho tất cả các đối tượng.

– Người lớn và trẻ em bị mảng bám, vôi răng

– Răng bọc chụp, sau một thời gian bị mảng bám

Quy trình lấy cao răng như thế nào
1. Khám răng

Nha sĩ sẽ kiểm tra khoang miệng để xem tình trạng hình thành cao răng của bạn ở thân răng và dưới nướu như thế nào.
2. Lấy cao răng

Với đầu ống nhỏ, tần số siêu âm nhẹ cùng dòng nước vô khuẩn sẽ làm bật cao răng và được ống hút ra. Đầu ống nhỏ, dễ di chuyển quanh thân răng giúp lấy đi những mảng bám một cách triệt để.
3. Đánh bóng răng

Sau khi cao răng đã được lấy sạch, răng bạn sẽ được đánh bóng. Việc này giúp bề mặt răng sáng và trơn bóng hơn sẽ làm giảm được sự bám trụ của thức ăn.

Đặc biệt sau khi lấy cao răng cần lưu ý cách chăm sóc răng thật khoa học để tránh bớt sự hình thành những mảng bảm cứng đầu trên răng.

Bắt sâu răng bằng dầu ăn – Điều này đúng hay sai?

Việc chữa sâu răng bằng dầu ăn ở nhiều nơi được xem là bài thuốc chữa trị sâu răng được nhiều người tin dùng thay bằng việc đến các phòng khám nha khoa để điều trị. Vậy thực hư chuyện này như thế nào, điều này đúng hay sai? Hãy cùng lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia.

Bắt sâu răng bằng dầu ăn – Điều này đúng hay sai?
Gần đây, câu chuyện “bắt sâu răng bằng dầu ăn” được truyền bá rộng rãi trên các diễn đàn internet, được nhiều người biết đến như một bài thuốc dân gian chữa trị sâu răng nhanh chóng, lại không gây đau nhức, không tốn nhiều chi phí. Chỉ với bộ đồ nghề đơn giản gồm một chiếc phễu nhôm, dầu ăn, một ít hạt đen như hạt vừng, một cục gạch nung đỏ, thì những thầy lang này đã có thể hành nghề với sự đón nhận của nhiều người, trong khi không có bất kỳ một căn cứ khoa học nào chứng minh. Quan niệm rằng chỉ cần lấy con sâu răng ra khỏi răng miệng, thì ngay lập tức cơn đau nhức cũng sẽ dần thuyên giảm.


Câu chuyện bắt sâu răng bằng dầu ăn đang được truyền bá rộng rãi trên các diễn đàn internet. Tuy nhiên, với nhận định của các chuyên gia cho biết, đến nay y học cổ truyền chưa có bài thuốc nào bắt được sâu răng bằng cách như trên vì một điều đơn giản là không hề có con sâu răng nào bò lúc nhúc như vậy. Hiện tượng bị sâu răng là do thường ngày không vệ sinh răng miệng sạch. Thức ăn bám vào răng, tích tụ lâu ngày sẽ sinh ra các loại vi khuẩn lên men thức ăn sau đó sinh ra axit làm mòn răng, tạo những ổ sâu, gây đau nhức và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Bên cạnh đó, các bài thuốc trị sâu răng đang áp dụng tại bệnh viện cũng chỉ là những loại thuốc có tính sát trùng và đi kèm là khuyến khích người bệnh giữ vệ sinh răng miệng sạch. Do đó, cách điều trị sâu răng bằng cách bắt sâu răng bằng dầu ăn được xác định là chưa rõ nguồn gốc và chưa được kiểm định một cách chính xác, không nên vội tin gây nguy hại đến sức khỏe.

Chữa sâu răng ở đâu an toàn?

Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín sẽ giúp bạn chữa trị sâu răng một cách an toàn và hiệu quả hơn. Nha khoa KIM là một trong số ít những bệnh viện chuyên sâu về nha khoa tại Việt Nam, thực hiện các dịch vụ nha khoa từ đơn giản đến phức tạp, tạo được niềm tin cho hàng ngàn khách hàng trong và ngoài nước.


Nha khoa KIM là một trong những địa chỉ nha khoa uy tín hàng đầu tại Việt Nam

Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm kết hợp trang máy móc thiết bị hiện đại, tối tân, hệ thống vô trùng khép kín cùng chế độ dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo…là những yếu tố đảm bảo ca điều trị răng sâu của bạn sẽ được tiến hành nhanh chóng, an toàn và không gây bất kỳ đau nhức nào.

Đồng thời, theo lời khuyên của các bác sĩ tại Nha khoa KIM, để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ, phòng tránh được bệnh lý sâu răng, bạn nên có thói quen thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần và chăm sóc răng miệng hằng ngày đúng cách, nhằm loại bỏ ngay những vi khuẩn xâm nhập.

Răng cấm bị sâu nặng nhổ có nguy hiểm không?

Răng cấm hay còn gọi là răng số 6 – là một trong những răng quan trọng, đóng vai trò đảm bảo ăn nhai chính của hàm răng. Bảo tồn răng thay vì nhổ răng hàm số 6 là nguyên tắc đầu tiên khi điều trị bệnh lý trong nha khoa bởi cho dù trồng răng giả thì chức năng ăn nhai, cảm biến thức ăn cũng không thể tốt như răng thật. Do đó, trường hợp răng cấm bị sâu nặng thì nha sỹ sẽ cố gắng khắc phục bằng các biện pháp điều trị răng sâu để bảo tồn răng.


Nhổ răng cấm sẽ được chỉ định trong trường hợp khi răng bị sâu quá nặng hoặc viêm nhiễm không thể điều trị. Nếu răng phải nhổ mà không được thực hiện nhổ răng thì sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm xương, nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng răng và tổ chức xung quanh răng là nguyên nhân chính tạo ra các khối u xương hàm như ung thư xương hàm, nang thân răng.


Nhổ răng cấm hàm dưới có nguy hiểm không?
Hiện nay với sự hỗ trợ của kỹ thuật trong nha khoa thì nhổ răng cấm bị sâu không còn nguy hiểm. Nếu như trước kia nha sỹ cần sử dụng các dụng cụ nha khoa mà chủ yếu là kìm, nạy để tiến hành tách nướu nhổ răng sâu, xâm lấn khá nhiều đến các tổ chức quanh răng thì với công nghệ nhổ răng mới bằng máy Piezotome thì nhổ răng sẽ được đảm bảo an toàn cao nhất và hạn chế tình trạng chảy máu tối đa.

Công nghệ này nhổ răng dựa trên cơ chế dùng mũi cắt siêu âm sắc bén và linh hoạt để làm đứt gãy các dây chằng nha chu và tách răng ra khỏi ổ của nó một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng mà không xâm lấn nhiều đến nướu hay xương hàm. Quá trình nhổ răng không gây đau đớn, cầm máu nhanh và liền thương tốt nên không lo biến chứng về sau.

Công nghệ mới hiện đã được các nha sỹ ứng dụng tại Nha khoa Paris trong quy trình nhổ răng cấm bị sâu cho khách hàng, mang lại hiệu quả cao, giúp bệnh nhân thoát khỏi nỗi sợ hãi nhổ răng gây đau đớn. Công nghệ khử khuẩn Extra AS của Hoa Kỳ cũng giúp cho quá trình nhổ răng diễn ra an toàn, không lây nhiễm khi vô trùng tuyệt đối các dụng cụ nha khoa.

Tốt nhất bạn nên đi thăm khám cụ thể tình trạng, nha sỹ sẽ có chỉ định điều trị có nên nhổ răng cấm bị sâu cụ thể nhất cho bạn, tránh tình trạng răng viêm nhiễm quá mức gây nên nhiều biến chứng nhổ răng nguy hiểm. Răng sau khi nhổ thường tạo khoảng trống, dễ dẫn đến xô lệch các răng kế bên và gây hiện tượng tiêu xương nên trồng răng theo phương pháp implant sẽ là giải pháp tối ưu nhất, đảm bảo ăn nhai cũng như thẩm mỹ cao nhất cho cung hàm.

Nguyên nhân răng vẩu có thể xuât phát từ thói quen sinh hoạt

Răng vẩu, hô là tình trạng không còn quá xa lạ, để có thể chữa trị răng hô tốt nhất nên tìm hiểu về nguyen nhan rang vau, hô của mình. 


1. Tìm hiểu nguyên nhân răng hô
Hô vẩu thường có 2 kiểu là hô răng và hô hàm. Đây là cách phân loại tương ứng với nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hô. Nghĩa là khi xương hàm phát triển quá mức hoặc răng mọc bị sai lệch, chìa vểnh thì sẽ dẫn đến 1 trong 2 kiểu hô này.






– Đối với hô hàm thì nguyên nhân tại sao răng bị hô bắt nguồn từ những yếu tố nội tại bên trong cơ thể khi cấu trúc hàm mặt hình thành và phát triển. Điều này nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta.

– Đối với hô răng thì bắt nguồn từ rất nhiều những nguyên cớ khác nhau.
Trước hết là do chỉnh bản thân những chiếc răng mọc bị sai lệch về thế răng, đặc biệt là răng cửa. Khi mọc chúng không có hướng song song với phương thẳng đứng mà lại chìa ra ngoài.

Răng có kích cỡ quá to khiến cho tổng chiều dài của bề ngang hàm răng lớn hơn so với độ lớn của vòm hàm. Khi đó, sẽ xảy ra hiện tượng răng hoặc là phải mọc chìa ra ngoài, hoặc là mọc bị chen chúc khấp khểnh với nhau gây ra vênh hô hàm răng.
Quá trình thay răng ở trẻ bị xáo trộn và không đúng thời điểm cũng dẫn đến tình trạng hô răng. Cụ thể là khi răng sữa rụng sớm mà không được phục hồi khiến cho các răng khác di lệch sang làm thu hẹp diện tích của vị trí răng mất. Do đó, khi răng vĩnh viễn mọc lên không đủ chỗ và phải mọc nghiêng vênh đi hoặc mọc lệch hẳn ra ngoài gây vẩu răng. Tình trạng hô bắt nguồn từ răng sữa như thế này khá phổ biến.

Thói quen khi ngậm mút ngón tay, ngậm ti giả trong thời gian dài khiến cho khung răng và hàm trên phải khum lại gây ra hiện tượng hàm trên thu hẹp đến mức có thể nằm gọn bên trong hàm dưới gây ra tình trạng hô ngược dù hàm dưới vẫn phát triển bình thường.
>> Chỉnh răng hô giá bao nhiêu
Tật liếm môi và ngủ thở miệng cũng là nguyên nhân gây ra răng hô thường gặp vì đã vô tình tác động đến các răng cửa hàm trên. Trong một thời gian dài, những chiếc răng cửa này sẽ bị đẩy ra, vểnh lên tạo nên cắn hở và gây hô răng.

2. Cách phòng ngừa từ các nguyên nhân răng bị hô
Quá trình phát triển của xương hàm chịu sự chi phối của yếu tố di truyền gây ra tình trạng hô vẩu. Do đó, đối với hô hàm, gần như chúng ta không phòng ngừa được mà chỉ có thể tác động điều chỉnh hàm mặt vào thời điểm thích hợp. Biện pháp khắc phục khi đó là phẫu thuật chỉnh hình xương hàm.


Nên khắc phục những thói quen xâu cho bé để tránh bị hô răng

Nhưng với hô răng thì khác, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được ngay từ khi trẻ mới mọc răng sữa. Chúng ta không nên chủ quan coi thường hàm răng sữa. Mặc dù những chiếc răng sữa sẽ được thay thế nhưng dựa vào nhữngnguyên nhân răng bị hô kể trên có thể thấy các vấn đề của răng sữa cũng là nguyên nhân không nhỏ gây ra tình trạng hô cho răng vĩnh viễn.

Vì vậy cần tạo thói quen tốt từ bé cho trẻ, việc chuẩn bị ngay từ ban đầu sẽ giúp phòng ngừa hô, vẩu về sau.

Nguyên nhân gây ra răng hô phổ biến

Có nhiều nguyên nhân gây ra răng hô, răng hô có thế xuất phát từ thói quen sinh hoạt hằng ngày. Bài viết sẽ cung cấp những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hiện tượng răng bị hô ở trẻ em.



Răng hô, có thể do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con cái, nếu người bố hoặc người mẹ, người thân trong gia đình bị hô thì rất có khả năng đến 70% con cũng sẽ mắc phải hiện tượng lệch lạc này, biểu hiện ở di truyền cấu trúc hàm mặt, cấu tạo xương hàm, trong đó có hô hàm trên.

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con cái,

Vì sao răng bạn bị hô còn có thể bắt nguồn từ những thói quen xấu ngay từ khi còn nhỏ như mút tay, đưa lưỡi, cắn môi dưới, thậm chí cả những thói quen tưởng chừng như vô hại như chống cằm thường xuyên, nếu kéo dài lâu ngày, cũng phần nào tác động làm đẩy răng hàm nhô ra phía trước, dẫn đến hiện tượng hô.

>> Cách làm răng hết hô
Những thói quen xấu ngay từ khi còn nhỏ như mút tay, đưa lưỡi, cắn môi dưới, thậm chí cả những thói quen tưởng chừng như vô hại như chống cằm thường xuyên, nếu kéo dài lâu ngày, cũng phần nào tác động làm đẩy răng hàm nhô ra phía trước, dẫn đến hiện tượng hô.


Hô răng, không phải bệnh lý, không mắc phải sự kì thị của mọi người xung quanh, nhưng dễ khiến rất nhiều người cảm thấy tự ti về chính bản thân mình, khó khăn trong việc giao tiếp và hoạt động xã hội. Vì hô răng ảnh hưởng khá lớn về mặt thẩm mỹ, khuôn mặt bị mất cân xứng. Hơn nữa, trong xã hội phương Đông như nước ta, hô răng còn gắn với quan niệm về tính cách con người như xấu tính, không giữ được tiền bạc, ảnh hưởng đến hậu vận sau này…

Chính vì vậy, hiểu được vì sao răng bạn bị hô, bạn cần phải có cách điều trị và giải quyết đúng đắn và hợp lý.Niềng răng là giải pháp thích hợp nhất để mang lại sự cân đối cho hàm răng của bạn, giúp bạn thoát khỏi tình trạng hô. Niềng răng có rất nhiều giải pháp khác nhau với sự đa dạng về kỹ thuật và chi phí, như niềng răng kim loại, vốn là loại niềng răng giá rẻ nhất hiện nay, niềng răng mắc cài tự đóng sứ, niềng răng mặt trong, niềng răng không mắc cài… đều cho hiệu quả niềng răng tối ưu.

Niềng răng là giải pháp thích hợp nhất để mang lại sự cân đối cho hàm răng của bạn, giúp bạn thoát khỏi tình trạng hô.

Phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em

Trị sưng chân răng cho bé là việc cấp bách cần thực hiện ngay. Viêm chân răng là một bệnh rất thường gặp ở trẻ em do nhiễm trùng những mô mềm xung quanh nâng đỡ cho răng. Nếu nướu của trẻ bị sưng và chảy máu khi chải răng, trẻ có thể bị viêm nướu. 


Viêm nướu răng là gì?
Bệnh nướu răng diễn tiến qua nhiều giai đoạn khác nhau, nguyên nhân chính là từ độc tố do vi khuẩn trong cao răng tiết ra, gây kích thích nướu và vi khuẩn xâm chiếm ở xung quanh kẽ răng làm nướu sưng đỏ.

Nguyên nhân nào làm trẻ bị bệnh viêm nướu?
Nguyên nhân trực tiếp của bệnh viêm nướu là mảng bám hình thành trên răng. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Nếu mảng bám không được làm sạch đúng mức bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, nó sẽ tạo ra độc tố kích thích mô nướu gây viêm nướu.

Như vậy, nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nướu răng ở trẻ là do trẻ vệ sinh răng miệng không sạch, dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là ở khe nướu.


Các bậc cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị viêm nướu bằng cách kiểm tra bàn chải đánh răng.
Làm sao để sớm nhận biết trẻ bị viêm nướu?
Có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

– Sưng nhẹ ở viền và gai nướu là biểu hiện của viêm nướu ở giai đoạn đầu. Nướu của trẻ bình thường màu hồng, khi bị viêm nướu, tùy theo mức độ nhẹ thì nướu trẻ sẽ có dấu hiệu bị ửng đỏ, sưng phồng; nặng hơn, nướu của trẻ có dấu hiệu bị sưng đỏ và tấy. Nướu sẽ không còn dai chắc mà sẽ trở nên mềm và bở. Ở mức cao hơn có thể thấy trẻ dễ bị chảy máu nướu răng khi chạm phải hay chảy máu tự nhiên. Nguyên nhân là do các vi khuẩn gây viêm sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu.
– Khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu răng và nướu của trẻ có thể đau khi đánh răng. Có những trường hợp có trẻ bị sưng nướu răng rất đau, kèm theo lưỡi, môi và miệng bị lở, gây rát. Vì nướu bị đau nên nhiều trẻ không chịu đánh răng thường xuyên. Ở các trẻ nhỏ, một số bậc cha mẹ khi chùi răng cho trẻ, thấy trẻ đau, khóc không chịu cho chùi răng nên các bậc cha mẹ không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ nữa, làm cho tình trạng viêm nướu tiếp tục nặng hơn.
– Các bậc cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị viêm nướu bằng cách kiểm tra bàn chải đánh răng, của trẻ sau khi trẻ đánh răng để xem, nếu thấy một “chút màu hồng” của các sợi lông bàn chải đánh răng đó là máu còn tích tụ lại trong khi đánh răng.
– Miệng trẻ có mùi hôi, hơi thở của trẻ có mùi khó chịu khi có mủ giữa răng và nướu răng.

Ngoài ra, trẻ bị viêm nướu thường có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu. Các bậc cha mẹ cần để ý kiểm tra răng miệng của trẻ.

Viêm nướu răng có để lại hậu quả gì cho trẻ?
Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến tích tụ nhiều mảng bám trên bề mặt răng gây ra phản ứng viêm, có biểu hiện khu trú hay lan rộng, đỏ và sưng ở nướu. Ảnh hưởng sớm nhất đến trẻ dễ dàng nhận thấy đó là hơi thở của trẻ có mùi hôi.

Viêm nướu nhẹ là nướu trở nên đỏ và lan rộng, nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm nướu trở thành nguy hại vì bệnh tiến triển thầm lặng. Ở giai đoạn đầu của bệnh, nướu răng dễ bị chảy máu, sưng đỏ khi đánh răng hoặc chà mạnh.

Giai đoạn sau đó, vi khuẩn sẽ tấn công và bám sâu hơn xuống chân răng đồng thời làm nướu bị tách rời chân răng. Do nướu răng bị tổn thương trầm trọng, mủ xuất hiện quanh cổ răng dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm, làm tổn thương toàn bộ các tổ chức xung quanh răng, dây chằng và xương ổ răng bị phá hủy.

Khi viêm nướu không điều trị sớm thì mô nâng đỡ răng sẽ bị phá hủy làm nướu bị tụt, xương ổ răng bị tiêu làm răng lung lay. Răng sẽ lung lay ở nhiều mức độ nặng hay nhẹ, cuối cùng dẫn đến tình trạng rụng răng.

Cần làm gì để giúp trẻ
Điều trị bệnh viêm nướu sẽ rất hiệu quả nếu bệnh được phát hiện đúng lúc ở giai đoạn khởi phát. Bệnh viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh nướu răng và dễ dàng điều trị nhất.

Cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám BS. Răng hàm mặt (RHM) ở các bệnh viện Nhi để thăm khám và điều trị bệnh viêm nướu cho trẻ. Khi trẻ bị viêm nướu, các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị, việc tự ý điều trị thường không trị được tận gốc bệnh mà khiến bệnh âm ỉ kéo dài và việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn.

Tùy vào tình hình bệnh, BS. RHM sẽ áp dụng điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn vùng miệng hay có thể phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C.

Cho trẻ ăn bưởi cũng là một biện pháp giúp trẻ ngừa bệnh viêm nướu. Ăn bưởi sẽ giúp tăng lượng vitamin C trong máu, tăng sức đề kháng để chống lại các vi khuẩn gây viêm nướu.


Khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu. Vì vậy, rất nhiều bậc cha mẹ khi chùi răng cho trẻ, thấy chảy máu và sợ con đau nên đã không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ nữa hoặc ở các trẻ lớn khi đánh răng thấy vùng nào đó chảy máu nhiều thường trẻ sợ không dám đánh mạnh, chính vì điều này khiến tình trạng viêm nướu lại càng nặng thêm. Do đó, nướu răng của trẻ cần được chùi sạch sẽ nhiều lần trong ngày bằng bàn chải đánh răng mềm. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, nên dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước chín để nguội, chà răng và nướu của bé.

Làm thế nào để phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em?
Yếu tố quyết định đến sự lành mạnh của răng và nướu là việc lấy đi mảng bám răng hàng ngày. Để phòng ngừa viêm nướu cho trẻ, quan trọng nhất là vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, cần chắc chắn rằng những mảng bám hoàn toàn bị loại bỏ mỗi ngày bằng cách đánh răng. Tốt nhất nên chải răng cho trẻ ngay sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Cha mẹ cần kiểm tra xem trẻ đánh răng đã thật sạch thức ăn dính trên răng và các mảng bám chưa. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa cao răng và sự tích tụ mảng bám trên răng.

Một điều cần nhớ là các bậc cha mẹ cần phát hiện các triệu chứng viêm nướu răng sớm và nhanh chóng đưa trẻ đến BS. RHM điều trị để giúp bệnh chóng lành. Cần đưa trẻ đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để kiểm tra các vấn đề răng miệng và yêu cầu kiểm tra nướu răng cho trẻ mỗi khi đi khám răng định kỳ và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của BS. Khi bệnh được phát hiện sớm thì việc chữa trị dễ dàng, ít tốn kém và khả năng chữa khỏi nhanh chóng hơn.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Răng sứ xài được bao lâu?

Các loại răng sứ hiện nay đề có chất lượng khá tốt. Trung bình theo đặc điểm của vật liệu thì các răng này có thể duy trì trên 10 năm. Mỗi loại răng sứ sẽ có tuổi thọ khác nhau. Vì thể muốn xác định bọc răng sứ xài được bao lâu cần căn cứ trước tiên là vào loại răng bạn sẽ sử dụng.
Bọc răng sứ sử dụng được bao nhiêu năm?


Hiện nay, để làm răng sứ, bạn có thể chọn răng sứ kim loại và răng sứ không kim loại. Trong đó răng sứ kim loại có tuổi thọ ngắn hơn và chi phí cũng thấp hơn. Một trong những dòng tiêu biểu nhất là răng sứ Titan. Loại này được đánh giá là rất tốt để phục hình răng và cũng được sử dụng khá phổ biến. Răng Titan có tuổi thọ trung bình khoảng 10 năm.

Các dòng răng sứ tốt hơn như E.Max, Cercon sẽ có tuổi thọ cao hơn, vì đây là dòng răng sứ không kim loại, chống mòn chống bám tốt hơn và không bị oxi hóa như răng Titan. Với các dòng răng này, bạn có thể duy trì răng được vài chục năm, thậm chí là suốt đời nếu được chăm sóc tốt. Đây cũng là dòng răng thích hợp nhất để phục hình thẩm mỹ, đặc biệt là cho răng cửa.



Bọc răng sứ sử dụng được bao nhiêu năm còn tùy thuộc vào công nghệ ứng dụng để phục hình. Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, cũng như độ bền và tính thẩm mỹ cho răng sứ, bạn có thể ứng dụng công nghệ Răng sứ CT 5 chiều hiện đại để phục hình.

Đây là công nghệ do các bác sỹ phục hình hàng đầu thuộc bệnh viện danh tiếng Forsyth – Hoa Kỳ sáng chế thành công với đầy đủ những ưu điểm sau đây:

– Khôi phục lại răng trùng khớp với răng thật trên tất cả các phương diện từ kích cỡ, tỷ lệ và các gờ rãnh trên thân răng

– Răng trắng sáng, có độ trong và bóng tự nhiên giống với răng thật, không bị đục, bị đen viên, hở kẽ,…

– Răng sứ có độ bền chắc cao, ăn nhai đảm bảo, không dễ bị vỡ mẻ, chống mòn, chống bám cao

– Thời gian phục hình được rút ngắn tối đa nhờ sử dụng hệ thống máy móc phục hình tối ưu, không sai sót. Răng duy trì được dài lâu nhất trên cung hàm.


Công nghệ hiện chỉ được các chuyên gia Forsyth tin tưởng chuyển giao độc quyền cho Nha khoa sau nhiều kiểm định khắt khe và nghiêm ngặt.

Rất nhiều khách hàng và bệnh nhân đã được thẩm mỹ răng cửa với hiệu quả vượt trội và hoàn toàn hài lòng nhờ công nghệ bọc răng sứ này.

Để duy trì được răng lâu dài, cũng rất cần đến sự giữ gìn và chăm sóc của bạn trong ăn nhai cũng như vệ sinh răng hàng ngày thật đảm bảo.

Bọc răng sứ mất bao nhiêu thời gian?

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ phục hồi chức năng ăn nhai, bác sỹ sẽ dựa trên nền tảng của chiếc răng cũ để cải thiện tình trạng răng đã “xuống cấp” về mọi mặt. Hiện nay bọc răng sứ được nhiều người biết đến cũng như sử dụng rộng rãi. Vậy bọc răng sứ mất bao lâu? có lâu không? hãy cùng bác sỹ Nha khoa KIM trả lời các câu hỏi trên:

Bọc răng sứ mất bao nhiêu thời gian?

Bởi những tính năng ưu việt của nó như thời gian phục hình nhanh chóng, thẩm mỹ cao, chức năng ăn nhai như răng thật, giá thành không quá cao, đặc biệt răng sứ không kén người sử dụng và ở mọi ví trí răng trên cung hàm đều có thể sử dụng phương pháp này. Vậy thì câu hỏi bọc răng sứ mất bao nhiêu thời gian sẽ được bác sĩ nha khoa trả lời cụ thể như sau:

Thời gian thực hiện phục hình sứ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng, số lượng răng, vị trí răng cần phục hình cũng như chủng loại sứ mà bạn lựa chọn.

Tuy nhiên có thể dự đoán tương đối chính xác thời gian hoàn thành như sau:

1. Chữa tủy răng (nếu có):1 – 3 lần đến nha khoa (4 ngày)

Trong điều trị nha khoa, nếu không thật sự cần thiết thì không nên lấy tủy răng.


Bởi vì: Những răng đã lấy tủy sẽ không còn được khỏe và rắn chắc như những răng còn tủy. Có thể so sánh độ bền dẻo giữa một cây đang sống (xanh tươi) với một cây gỗ (cây đã chết ). Có thể thời gian đầu mức độ chịu lực, dẻo dai không chênh lệch đáng kể nhưng sẽ có sự thay đổi lớn sau 8 – 10 năm. Răng sống (răng còn tủy) và răng chết (răng đã chữa tủy) cũng tương tự như vậy.

2. Làm răng sứ: (mão, cầu răng,…): từ 1-2 lần đến nha khoa (1 -2 ngày). Cụ thể các lần hẹn như sau:

+ Lần 1: Mài cùi – lấy dấu. Những răng cần bọc sứ sẽ được mài nhỏ theo tiêu chuẩn. Đây là lần điều trị mất nhiều thời gian nhất (từ 30 phút đến khoảng 3 tiếng, tùy theo số lượng răng được điều trị).

+ Lần 2: Thử sườn. Lớp sườn phía trong sẽ được thử trong lần hẹn này để đảm bảo đạt được độ chính xác cao nhất về mặt kỹ thuật.

+ Lần 3: Thử sứ. Trong lần hẹn này, răng sứ đã được làm hoàn thành. Răng sứ sẽ được gắn để thử về chức năng ăn nhai, chỉnh sửa thẩm mỹ (màu sắc, hình dạng).


Sau khi thử sứ thành công, răng sứ sẽ được gắn tạm để bệnh nhân về ăn nhai thử trong vòng từ 2 – 3 ngày. Sau đó sẽ được gắn thật. Lúc này, quy trình làm răng sứ đã hoàn tất.

Đối với những trường hợp làm răng sứ thẩm mỹ, do đòi hỏi về thẩm mỹ cao nên cần từ 1 -2 ngày để điều chỉnh về mặt thẩm mỹ (màu sắc, hình dáng), đến khi bệnh nhân thật sự hài lòng mới tiến hành gắn thử.

3. Phục hình răng sứ trên implant tùy trường hợp sẽ cộng thêm từ 1 – 3 ngày so với các ca điều trị thông thường.

Khi có điều trị tủy răng + phục hình, tổng thời gian điều trị có thể sẽ là: Thời gian chữa tủy + Thời gian phục hình. (Thông thường khi kết hợp cùng một lúc thì thời gian điều trị sẽ rút ngắn đi.)

Tuy nhiên khi lên kế hoạch làm răng, Bạn nên dự phòng từ 1 – 2 ngày, thậm chí 3 – 4 ngày đối với trường hợp làm nhiều răng để bác sĩ có thời gian theo dõi, chỉnh sửa phục hình sau vài hôm ăn nhai.

Với trường hợp có nhổ răng, thông thường cần thời gian lành thương từ 7 – 10 ngày, bạn nên lưu ý khi lên kế hoạch điều trị.

Trong thời gian chờ vết thương lành, bạn có thể nhờ bác sĩ làm cho bạn răng tạm để có thể đi giao tiếp và không gián đoạn công việc.

Ngày nay với kỹ thuật bọc răng sứ sẽ cho ra nhưng chiếc răng sứ có màu sắc sống động như răng thật, độ bền, sức chịu lực cao, răng sứ nếu được bạn chăm sóc cũng như hạn chế những thực phẩm quá cứng thì tuổi thọ có thể lên đến 10-15 năm.