Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Khắc phục tình trạng sâu răng với những điều cần biết khi trám răng

Có những điều cần biết khi trám răng nhằm giúp tình trạng răng bị sâu sau khi trám được phục hồi tốt hơn. Trám răng là một thao tác đơn giản trong nha khoa nhưng không có nghĩa là bạn có thể hoàn toàn bỏ qua những lưu ý của nha sĩ. Điều này có thể khiến cho tuổi thọ của vết trám giảm xuốngm nhanh chóng bong tróc hơn bình thường.

1. Có mấy cách trám răng hiện nay?

Hiện nay, có hai kỹ thuật trám răng được áp dụng chủ yếu đó là trám trực tiếp và trám gián tiếp với những ưu điểm và hạn chế riêng. Kỹ thuật trám trực tiếp thường sử dụng hai vật liệu phổ biến là amalgam và composite trám bít trực tiếp lên chỗ mô răng khuyết thiếu để tạo hình lại cho răng và được đông cứng lại dưới tác dụng của đèn Laser hoặc halogen. Kỹ thuật này thường thao tác khá nhanh, hoàn thành trong một lần khám và có mức chi phí khá thấp.
Những điều bạn cần biết trước khi trám răng 1
Răng bị thưa, mẻ đều có thể trám thẩm mỹ
Trong khi đó, kỹ thuật trám gián tiếp Inlay/Onlay là kỹ thuật trám khá phức tạp và gần như tương tự như cách bọc răng sứ nhưng không cần mài răng. Trám Inlay/Onlay thường chỉ được áp dụng cho những xoang trám lớn như răng hàm. Nha sỹ sẽ lấy dấu răng của bạn để gửi về labo chế tạo miếng trám. Sau khi hoàn thành miếng trám, nha sỹ sẽ gắn trở lại chỗ răng khuyết của bạn. Kỹ thuật này phức tạp hơn trám trực tiếp và cần đến ít nhất 2 lần thăm khám nên độ bền và mức chi phí cũng cao hơn.

2. Những điều cần lưu ý khi trám răng?

- Trước khi trám bạn lưu ý đánh răng, súc miệng làm sạch răng thật kỹ
- Trong khi trám, nếu thấy khó chịu thì cần báo cho nha sỹ bằng cách ra hiệu bằng tay ngay không nên cố chịu
- Nếu trám thường thì sau trám 2h giờ mới được ăn uống để chất liệu trám có thời gian đông đặc. Nhưng nếu trám có quang trùng hợp hoặc laser thì không phải kiêng ăn nhai.
- Với trám răng có đặt thuốc diệt tủy thì nên đến đúng ngày hẹn của bác sỹ.
- Sau khi trám và trở về nhà, nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường như cộm cấn, khó chịu hay đau nhức cần phải báo cho bác sỹ để thăm khám lại.
Những điều cần biết trước khi trám răng

3. Trám răng có hết sâu răng không?

Trám răng thực chất chỉ là bồi đắp thêm mô răng nhân tạo vào khoảng trống của răng sau khi bị mất mô răng mà hoàn toàn không xâm lấn sâu vào răng cũng như các tổ chức quanh. Thực tế, trám răng không làm hết sâu răng mà chỉ hỗ trợ chữa sâu răng mà thôi. Có khá nhiều trường hợp sau khi hàn trám không giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt và miếng trám bị bong tróc, vi khuẩn lại tiếp tục tấn công và gây sâu răng trở lại.

4. Trám răng có bền hay không?

Trám răng với kỹ thuật trám trực tiếp vật liệu composite hay amalgam thường có độ bền không cao do sự bám dính của vật liệu trám với bề mặt răng không tốt. Sau một thời gian vật liệu trám có thể bị bong tróc dưới tác động của lực nhai và nhiệt độ. Do đó, xác định hàn trám có nghĩa là bạn cần hàn lại nhiều lần trong đời.
Nếu bạn sử dụng trám gián tiếp với kỹ thuật Inlay/Onlay thì hiệu quả hàn răng có thể duy trì khá lâu, chỗ trám có thể có độ bền tương đương với bọc răng sứ tức là không bị bong tróc trong khoảng 5-7 năm, duy trì ăn nhai ổn định.
Kỹ thuật trám trực tiếp thường được áp dụng phổ biến nhất cho bệnh nhân bởi thao tác đơn giản, nhanh chóng và chi phí thấp. Tuy nhiên, độ bền vẫn là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Công nghệ Laser Tech ra đời sẽ giúp cho vết trám có độ bền chắc cao hơn nhiều lần so với trám thông thường. Đây là thế hệ nha khoa 4.0 mới nhất Hoa Kỳ hiện nay đang được áp dụng tại Nha khoa KIM do Bệnh viện Răng hàm mặt Forsyth trực tiếp chuyển giao.
Laser Tech – công nghệ trám răng mới nhất hiện nay
Công nghệ mới giúp tăng cường tính tương hợp giữa vật liệu trám và bề mặt trám, hạn chế tình trạng long chân bám, do đó giúp cho vết trám không bị bong bật khi ăn nhai. Laser Tech cũng hạn chế tối đa tình trạng xâm lấn đến cấu trúc răng, không tác động đến men răng, do đó không khiến cho bệnh nhân có cảm giác ê nhức, đau buốt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét