Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Nhổ răng sữa bằng chỉ nên hay không ?

Thực hiện cách nhổ răng sữa bằng chỉ tại nhà được không? Mặc dù không khuyến khích các bậc phụ huynh thực hiện cách nhổ răng sữa bằng chỉ cho trẻ tại nhà, nhưng trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể áp dụng cách nhổ răng sữa bằng chỉ mà không nhất thiết phải đến gặp bác sĩ.


Răng sữa là gì ?


Khi trẻ được 5 – 6 tháng tuổi, các bậc phụ huynh sẽ thấy trên lợi răng của con xuất hiện một, hai cái răng nhỏ. Đó chính là những chiếc răng được gọi là răng sữa. Nó đánh dấu đứa trẻ bắt đầu có bộ nhai. Thông thường, trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng và tới 12 tuổi thì răng sữa mọc hết, cả thảy có 20 chiếc, đây gọi là thời kỳ mọc răng sữa.

Đặc điểm của răng sữa như thế nào?

Răng sữa cũng là cơ quan dùng để nhai của trẻ, chỉ có những kích thích đầy đủ và bình thường đối với chức năng của nó mới làm cho răng, hàm, lợi phát triển bình thường được; làm cho răng vĩnh cửu mới mọc đầy đủ và đều được. Nếu răng sữa rụng quá sớm sẽ làm răng không đều. Do vậy, bảo vệ tốt răng sữa rất quan trọng đối với sự phát triển của hàm. Chính vì vậy mà việc nhổ răng sữa cho trẻ nhỏ các bậc phụ huynh cần lưu ý và tìm hiểu thật kỹ trước khi nhổ răng cho trẻ.

Nhổ răng bằng chỉ tại nhà cho trẻ cần phải chú ý những gì?


Khi thấy răng sữa có dấu hiệu lung lay mà không do va đập thì tức là răng vĩnh viễn đang mọc lên bên dưới răng sữa. Lúc này, bạn có thể bắt đầu tác động vào răng để đẩy nhanh quá trình rụng răng. Hàng ngày, bạn dùng ngón trỏ có quấn băng gạc lung lay nhẹ chiếc răng. Thực hiện hàng ngày cách nhổ răng cho trẻ như thế cho đến khi chiếc răng có độ lung lay lớn chỉ cần lực nhẹ cũng có thể làm răng rụng. Hoặc đôi khi, việc lung lay răng sữa cho bé chỉ nhằm đẩy nhanh quá trình tự rụng cho răng mà bạn không cần phải nhổ khi răng vĩnh viễn mọc lên kịp thời.

Nhổ răng sữa bằng chỉ cho trẻ

Trước khi nhổ răng các bậc phụ huynh nên rửa sạch tay. Phụ huynh dùng chỉ sạch và chắc, chập chỉ làm đôi “nếu chỉ chắc” , hay chập làm 4. Sau đó, quấn và buộc chặt vào cổ răng hay chỗ nhỏ nhất của răng. Trong khi nhổ răng, mẹ có thể nói chuyện hay tìm cách làm cho trẻ không để ý đến việc nhổ răng để dễ dàng hơn. Thao tác nhổ nên dứt khoát, khi cảm thấy chưa đúng thời điểm thì không nên cố vì đã có nhiều trường hợp cố gắng nhổ răng khiến trẻ đau đớn, thậm chí gây chảy máu và nhiễm trùng nặng.
điều trị sưng chân răng trẻ em

Lưu ý: Nếu bạn tự nhổ răng cho bé mà làm bé quá đau đớn có thể trở thành nỗi ám ảnh về sau và sẽ khó khăn cho việc nhổ răng cho trẻ sau này.

Nhổ răng an toàn tin cậy tại Nha khoa KIM

Bác sĩ nha khoa KIM khuyên cách tốt nhất để nhổ răng không đau là cần có sự can thiệp của nha sĩ. Có khá nhiều cha mẹ khi thấy răng sữa của trẻ lung lay là nhổ ngay với phương pháp dân gian “ dùng chỉ ” mà không biết bên dưới răng vĩnh viễn đã mọc hay chưa. Điều này rất nguy hiểm vì nhổ răng sữa cho trẻ bằng tay hay chỉ không những rất đau mà còn dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, sót chân răng, viêm nhiễm, tổn thương xương hàm làm mặt mất đi vẻ cân đối. Bên cạnh đó nếu răng sữa bị nhổ sớm thì phần lợi để lâu ngày sẽ co khít cứng lại và khi răng vĩnh viễn mọc sẽ rất khó khăn và gây đau đớn cho bé.

Có nên nhổ răng sữa cho trẻ hay không cần qua sự thăm khám cụ thể của nha sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số trường hợp không nên nhổ răng cho trẻ:
Trẻ em đang bị viêm lợi cấp, viêm lợi vincent.
Trẻ bị bệnh tim, các bệnh về máu, bệnh gan thận, thấp khớp hay bệnh truyền nhiễm thì chỉ nhổ răng khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ
Không nên nhổ răng khi trẻ em đang mang các khối u ác tính, sốt bại liệt.

Tất cả các bệnh lý mà bé mắc phải cần được thông báo cụ thể nhất cho nha sỹ để đề phòng những biến chứng có thể xảy ra. 

Khi bé được 18 tháng tuổi trở nên thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những vấn đề răng miệng như bệnh lý hay lệch lạc để có sự điều chỉnh phù hợp nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét