Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Các vấn đề xoay quanh việc niềng răng

Hẳn đã có rất nhiều lúc bạn cảm thấy mất tự tin với hàm răng lệch lạc, không cân xứng của mình. Không phải ai khi sinh ra cũng có một hàm răng hoàn hảo. Tùy cấu hình xương của mọi người, cơ địa của mọi người mà vấn đề răng miệng cũng bị ảnh hưởng theo. Vì vậy, đa số nhiều người muốn niềng răng nhưng lại sợ những ảnh hưởng xung quanh nó. Bài viết sau đây xin giải thích cho các bạn một số những vấn đề xoay quanh việc niềng răng.



Ở độ tuổi nào có thể niềng răng?

Quan điểm mới hiện nay là chỉnh hình răng mặt càng sớm càng tốt. Thông thường, lứa tuổi được các bác sỹ nha khoa khuyến cáo đi chỉnh răng là tuổi từ 9 – 12 tuổi, đây là lứa tuổi bắt đầu dậy thì, là lứa tuổi đẹp để chỉnh răng. Bởi khi ấy, các răng cửa cố định của bạn đã mọc đầy đủ và các răng sữa bên trong đang dần dần thay thế bởi các răng hàm cố định.
Những điều cần biết khi niềng răng.

(mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Vì thế cha mẹ nên đưa trẻ đến khám và tư vấn vào độ tuổi này để trẻ có được một hàm răng đẹp, đúng chức năng và hạn chế việc phải nhổ răng sau này. Ở lứa tuổi này, thông thường nha sĩ sẽ cho bệnh nhân mang các hàm chỉnh nha tháo lắp giúp chỉnh sửa những sai lệch về chức năng, giữ khỏang cho các răng cố định, sau khi các răng cố định đã thay thế tòan bộ các răng sữa, khi đó nha sĩ sẽ tiến hành việc niềng răng bằng khí cụ cố định cho trẻ. Không chỉ niềng răng cho trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn, hiện nay niềng răng ở người trưởng thành đang phát triển mạnh. Bên cạnh những loại mắc cài truyền thống, hiện nay còn có các lọai mắc cài thẩm mỹ như mắc cài sứ, mắc cài mặt trong răng, mắc cài trong suốt Invisalign hoặc Clear Aligner giúp cho người lớn tự tin hơn trong quá trình niềng răng.

Lựa chọn BS chỉnh nha rất quan trọng.
Những điều cần biết khi niềng răng.

Một BS chỉnh nha phải là BS răng hàm mặt đã được đào tạo nhiều năm về chuyên khoa chỉnh nha và sử dụng thành thạo các phầm mềm giúp khám, chẩn đóan và đưa ra phác đồ điều trị chỉnh nha chính xác. Ngoài ra một bác sĩ nha khoa không chỉ giỏi am hiều về chuyên môn mà còn có y đức tốt. Ngày nay, nha sĩ tổng quát cũng có thể điều trị các trường hợp đơn giản, nhưng những ca phức tạp hơn cần được khám và điều trị bởi các BS chỉnh nha được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm trong niềng răng chỉnh nha.
Thời gian niềng răng kéo dài bao lâu?
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, thông thường việc điều trị chỉnh nha dao động từ 1 đến 3 năm, sau đó sẽ được đeo hàm duy trì (retainer) từ 8 tháng trở lên. Tuy nhiên, hiện nay có mắc cài tự đóng Damon hay Speed sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị khoảng từ 30 đến 50% ,nhờ thiết kế đặc biệt giúp giảm độ ma sát giữa mắc cài và cung môi, cũng như sự di chuyển răng phù hợp với sinh lý tự nhiên hơn, thời gian tái khám ít hơn rất phù hợp với những ai bận rộn.
Bao nhiêu lâu phải tái khám 1 lần?
Thông thường sau mỗi 3 đến 6 tuần, nha sĩ sẽ hẹn để khám và thực hiện các bước điều trị như thay thun, thay dây cung môi, tăng lực siết hàm… Một vài nha sĩ có thể hẹn bệnh nhân tái khám 1 tuần hoặc 2 tuần để tăng lực kéo, tuy nhiên điều đó không phù hợp với sinh lý tự nhiên, thông thường khi răng di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác, thời gian để xương có thể tái tạo lại phải là mất khoảng  3 tuần.


Những điều cần biết khi niềng răng.
Mắc cài mặt trong răng
(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
* Lọai niềng răng cố định có thể sử dụng mắc cài Inox, mắc cài sứ, mắc cài tự đóng hay mắt cài dán mặt trong răng. Trong đó mắc cài dán mặt trong răng là thẩm mỹ vì những người xung quanh sẽ không nhận biết được bạn đang niềng răng, do mắc cài đã được giấu hòan tòan ở mặt sau của răng.
Những điều cần biết khi niềng răng.

Niềng răng không mắc cài Invisalign
* Lọai niềng răng tháo lắp sử dụng cho những trường hợp đơn giản, điều trị các sai lệch về chức năng và thường phải kết hợp với niềng răng cố định bằng mắc cài để đạt kết quả tốt, có thể sử dụng hàm nhựa với các móc và cung dây hoặc lọai nhựa trong suốt như  Invisalign
Niềng răng có đau không?
Khoảng 1 tuần sau gắn mắc cài bạn sẽ thấy hơi khó chịu, cảm giác vướng víu khi ăn nhai, thậm chí mất tự nhiên khi cười nói nhưng bạn yên tâm sau vài tuần bạn sẽ thấy bình thường. Mỗi lần tái khám do nha sĩ thực hiện các bước điều trị như thay thun, thay cung môi, tăng lực siết…có thể bạn sẽ cảm giác đau nhẹ và ê trong vòng vài ngày và bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau nhẹ như Paracetamol, Idarac…
Ăn uống trong quá trình niềng răng có cần kiêng gì không?
Những điều cần biết khi niềng răng.

(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng như bình thường, tuy nhiên đối với những lọai thức ăn cứng hoặc dai như ổi, táo, thịt gà…thì nên hạn chế nhiều, vì thế thức ăn cần được cắt nhỏ trước khi sử dụng.
Chăm sóc răng như thế nào?
Việc chăm sóc răng miệng trong giai đoạn niềng răng là vô cùng quan trọng. Phải nhớ chải răng ngay sau khi ăn với bàn chải thông thường, sau đó sử dụng bàn chải chuyên dụng cho chỉnh nha để làm sạch các mắc cài và kẽ răng, có thể tăng cường thêm với các loại nước súc miệng.
Những điều cần biết khi niềng răng.

Những điều cần biết khi niềng răng, chỉnh nha
(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Trong quá trình niềng răng mà mắc cài bị sút thì phải làm sao?
Chắc chắn trong suốt quá trình điều trị không tránh khỏi việc bung mắc cài, dây cung, sút thun, dư dây cung, nếu không may gặp tình huống như thế thì bạn không nên quá lo lắng mà hãy đến ngay phòng nha để bác sỹ gắn lại.

Việc niềng răng kéo dài khoảng 3-4 năm, trong thời gian đó không tránh khỏi việc bệnh nhân có thể bận việc mà không đến đúng hẹn. Nếu trễ hẹn cỡ vài ngày hay 1 tuần thì không có vấn đề gì, Tuy nhiên, các bệnh nhân không nên vì thế mà lơ là việc tái khám

0 nhận xét:

Đăng nhận xét