Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Đã sâu răng thì nên hàn trám phục hồi răng

Đối với răng bị sâu thì hàn trám sẽ là cách điều trị răng sâu khá hiệu quả hiện nay. Phương pháp này cho phép ngăn chặn sự phát triển của vết sâu chỉ sau 1 lần trám trong vòng 15-20 phút bằng cách trám bít vật liệu vào chỗ răng bị sâu.

Đối với trường hợp răng sâu ở mức độ chưa quá nghiêm trọng thì hàn trám là giải pháp giúp phục hình cũng như ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập đến phần răng sâu.

Có một số vùng trong khoang miệng như tại các kẽ răng, khu vực răng hàm bàn chải đánh răng khó với tới được nên thức ăn thường bám dính. Đây là nơi cư ngụ và phát triển của vi khuẩn gây sâu răng, dần dần sẽ gây phá hủy men răng, dẫn đến lỗ sâu răng được hình thành ở thân răng hoặc bề mặt nhai gây đau nhức, ê buốt.

Răng bị sâu thì có nên đi hàn trám răng không?
Trám bít thực chất không phải là cách để chấm dứt sâu răng mà chỉ là khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng bằng chất liệu trám đặc biệt, nhằm ngăn chặn vi khuẩn và hóa chất tấn công vào chỗ răng sâu. Vì thế, khi đã sâu răng thì việc cân nhắc có nên đi hàn trám răng không là không cần thiết, quan trọng hơn nên tìm ra phương án trám răng sâu hiệu quả nhất tại nha khoa uy tín.

Thông thường amalgam sẽ là vật liệu trám được áp dụng để hàn răng hàm trong khi composite sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho hàn răng cửa hay răng hàm trên do có tính thẩm mỹ cao. Trước khi trám, vết răng sâu sẽ được nạo sạch. Quá trình trám bít sẽ hoàn thành khi đèn laser giúp đông cứng vết trám. Tuy nhiên, vật liệu trám này không có độ bền cao như răng sứ và không thể thay thế được men và ngà răng nên rất dễ bể và sứt nếu bệnh nhân vẫn có thói quen nhai thức ăn quá cứng.

Đối với những bệnh sâu răng, sự ngăn ngừa và phát hiện sớm sẽ giúp bạn tránh phải điều trị tốn kém và đau đớn sau này bởi cũng có trường hợp lỗ sâu đã ăn vào khá lớn gây tổn thương đến tủy, buộc phải điều trị nội nha lấy tủy, thậm chí phải nhổ răng. Do đó, khi phát hiện răng sâu, bạn nên đi thăm khám để có cách điều trị thích hợp. Một lưu ý là sau khi trám răng lần đầu tiên, nên đến nha sĩ kiểm tra răng sau đó đều đặn mỗi 6 tháng để kiểm tra độ bền của vết trám.
Hàn trám bằng cách nào để có hiệu quả cao nhất?

+ Trám răng Laser Tech mà Nha khoa đang áp dụng là công nghệ trám tiên tiến nhất hiện nay, có thể hạn chế tối đa việc xâm lấn mài cùi răng như cách bọc răng sứ, không làm răng thay đổi về cấu trúc hay có tác động nào đến xương hàm.

+ Công nghệ mới giúp khắc phục tình trạng long chân bám, tạo nên tính tương thích và kết dính giữa bề mặt trám và vật liệu trám tốt hơn. Trám răng sâu sẽ hạn chế tình trạng sâu, đảm bảo ăn nhai một cách bình thường.

+ Đặc biệt, Laser Tech giúp tạo hình miếng trám chuẩn xác, vừa khít, không có khoang rỗng, không dễ bị bong bật, hóa lỏng nên độ bền rất cao, hỗ trợ chịu lực tốt, không bị ê buốt khi ăn nhai.

Chính bởi độ bền chắc của phương pháp hàn trám không được cao, do đó việc gia tăng độ bền của vết trám sẽ là giải pháp tối ưu nhất. Muốn thực hiện được như vậy thì chỉ có cách thực hiện với công nghệ tốt, khắc phục được những nhược điểm của phương pháp này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét