Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Bà bầu có nên hàn răng hay không?

1. Bà bầu có nguy cơ sâu răng, mòn men cao

Sâu răng là bệnh lý răng miệng có mối liên hệ chặt chẽ với vi khuẩn. Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có sự thay đổi về hoocmon có tên là Estrogen và Progestorome dễ gây cho lợi sưng, tạo ra sự tích tụ của chất vôi và lây nhiễm vi khuẩn, đây chính là nguyên nhân làm cho răng dễ bị sâu.

Phụ nữ mang bầu cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng do lượng can xi trong cơ thể thay đổi liên tục do phải cung cấp cho thai nhi. Đối với những phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh, sự thay đổi này rất khó nhận thấy, còn đối với những phụ nữ sức khỏe yếu thì khi mang bầu lượng canxi trong cơ thể người mẹ sẽ giảm đi. Khi chất canxi giảm thì răng cũng bị yếu đi và dễ dàng bị vi khuẩn có hại xâm nhập, gây bệnh.
ba-bau-co-duoc-han-rang


Ngoài ra, khi mang bầu, tuyến nước bọt trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi. Trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng
Nếu trì hoãn việc khám răng trong thời gian mang thai, người phụ nữ sẽ có nguy cơ phải nhổ một vài cái răng hoặc khiến cho các bệnh về răng trở nên trầm trọng hơn. Các nghiên cứu đã cho thấy, những bà mẹ có răng sâu nguy cơ sinh non rất cao hoặc sẽ sinh ra những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt. Người mẹ bị sâu răng cũng có thể khiến trẻ cũng bị sâu răng và viêm vòm họng.

Vì thế, đối với những phụ nữ mang bầu, điều quan trọng là phải thường xuyên đi khám răng miệng và có những biện pháp chữa trị kịp thời các vấn đề răng miệng phát sinh.

2. Bà bầu có nên hàn răng không?

Không ít người băn khoăn việc bà bầu có nên hàn răng không? Trong thời gian mang thai, các bà bầu tốt nhất nên hạn chế các tác động lên răng miệng, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là giai đoạn khá nhạy cảm, các cơ quan trong cơ thể của thai nhi đang phát triển nên bất kỳ một tác động nào cũng có thể gây những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
ba-bau-co-duoc-han-rang-1

Tuy nhiên, bà bầu có thể đi hàn răng sâu vào thời kỳ mang thai 14-27 tuần. Giai đoạn này thai nhi phát triển tương đối ổn định nên không bị ảnh hưởng khi hàn răng, bạn cũng đã qua thời kì nghén nên các triệu chứng nôn, buồn nôn và lo lắng cũng đã giảm bớt nên việc thực hiện các thao tác nha khoa sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.

Hàn trám răng thực chất là một thao tác khá đơn giản và có thể được hoàn thành trong vòng từ 15-20 phút mà không gây đau nhức quá nhiều cho bệnh nhân. Nếu được thực hiện tốt thì độ bền của hàn răng cũng sẽ khá cao, đảm bảo ăn nhai tốt.
ba-bau-co-duoc-han-rang-2

Công nghệ mới đã được ứng dụng tại Nha khoa Răng Hàm Mặt Quốc Tế Sài Gòn cho hàng ngàn khách hàng trong đó có nhiều phụ nữ mang thai và đều cho kết quả tốt, hoàn toàn không có bất kỳ biến chứng nào nên bạn có thể yên tâm. Nha khoa Răng Hàm Mặt Quốc Tế Sài Gòn luôn lắng nghe và sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của bạn liên quan đến bà bầu có nên hàn răng không hoặc các vấn đề răng miệng


0 nhận xét:

Đăng nhận xét