Khớp cắn ngược thường có 3 dạng phổ biến là: khớp cắn ngược do răng, khớp cắn ngược do xương và khớp cắn ngược do cả xương hàm và răng. Hiện tượng này được gọi là răng móm hoặc hàm móm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt và chức năng ăn nhai.
1. Biểu hiện và nguyên nhân gây khớp cắn ngược?
Khớp cắn ngược có biểu hiện là hàm răng dưới đưa ra phía trước khi ngậm miệng lại thì răng hàm dưới phủ ra ngoài răng hàm trên trái ngược với bình thường.
>>> Nha khoa uy tín tại quận 1
Cách điều trị khớp cắn ngược được thực hiện như thế nào? 1
Người có khớp cắn ngược có răng hàm dưới phủ ngoài hàm trên
✻✻✻ Nguyên nhân của khớp cắn ngược do răng thường là do:
>>> Địa chỉ nha khoa uy tín tại Tân Bình
– Răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới
– Do trẻ có thói quen trượt hàm sang bên theo xu hướng không thuận lợi.
✻✻✻ Tình trạng khớp cắn ngược do xương hàm xảy ra thường do bẩm sinh hoặc tác động từ bên ngoài bởi các nguyên nhân:
– Do xương hàm trên kém phát triển.
– Do xương hàm dưới phát triển quá mạnh
– Do dị tật khe hở vòm miệng khiến cho xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều ngang và chiều trước sau làm cho răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới.
Cách điều trị khớp cắn ngược được thực hiện như thế nào? 2
Cách điều trị khớp cắn ngược do xương hàm không giống với do răng
2. Cách điều trị khớp cắn ngược được thực hiện như thế nào?
✿ Điều trị khớp cắn ngược do răng
Niềng răng là cách điều trị khớp cắn ngược đem lại kết quả cao, đặc biệt là khi thực hiện sớm ở giai đoạn thiếu niên từ 12- 16 tuổi khi răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải thường xuyên quan tâm đến tình trạng răng miệng của trẻ để có biện pháp điều trị thích hợp và đúng thời điểm.
Có 2 niềng răng điều chỉnh khớp cắn ngược do răng: niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài (niềng răng khay trong có thể tháo ra lắp vào). Thời gian niềng răng tùy thuộc vào tình trạng khớp cắn ngược phức tạp ra sao nhưng thường dao động trong khoảng từ 12-24 tháng.
Cách điều trị khớp cắn ngược được thực hiện như thế nào? 3
Hiệu quả niềng răng chữa khớp cắn ngược do răng tại Nha khoa Paris
Nếu như trước kia việc điều trị khớp cắn ngược chỉ có thể thực hiện với khí cụ mắc cài cố định thì nay bạn hoàn toàn có thể sử dụng khay niềng để điều chỉnh hàm răng dưới về vị trí hài hòa với hàm khớp trên.
Xem thêm: Niềng răng không mắc cài bí mật niềng răng, dễ dàng tháo lắp
✿ Điều trị khớp cắn ngược do xương hàm
Nếu khớp cắn ngược do xương ở mức độ nặng, do xương hàm phát triển quá mạnh hoặc do dị tật khe hở vòm miệng thì biện pháp duy nhất là phải phẫu thuật. Nha sỹ sẽ thực hiện phẫu thuật chỉ một lần duy nhất có thể khắc phục được tình trạng khớp cắn ngược hay hàm móm.
Tuy nhiên, có một lưu ý là phẫu thuật thường áp dụng cho những bệnh nhân trên 18 tuổi để đảm bảo các dấu hiệu về tăng trưởng xương hàm đã ngừng lại và những sai lệch của khuôn mặt không còn. Bác sỹ đảm nhận ca phẫu thuật phải là người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm để hạn chế những sai sót có thể xảy ra.
✿ Điều trị khớp cắn ngược do do cả răng và xương hàm
Với trường hợp này thì bác sĩ thường kết hợp cả 2 phương pháp niềng răng và phẫu thuật để mang lại kết quả tốt nhất.
Giai đoạn đầu bạn sẽ phải đeo khí cụ niềng răng để điều chỉnh răng về vị trí đều khít, đảm bảo khớp cắn cũng như chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của 2 hàm răng. Sau đó, bạn sẽ được phẫu thuật để đưa hàm dưới về vị trí đều khít với hàm trên.
Việc điều trị hàm cắn ngược theo phương pháp nào chỉ được xác định cụ thể sau khi có sự thăm khám kỹ lưỡng của nha sỹ. Nếu thực hiện khắc phục tình trạng hàm cắn ngược theo phương pháp niềng răng thì chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn công nghệ niềng răng mắc cài 3M UGSL.
Cách điều trị khớp cắn ngược được thực hiện như thế nào? 3
Đây là công nghệ chỉnh nha tiêu chuẩn Pháp dựa trên hoạt động tạo lực linh hoạt của các mắc cài hiện đại, đạt hiệu quả vượt trội hơn hẳn các kỹ thuật niềng răng truyền thống.
Điều chỉnh hàm răng đều đặn, sát khít, các khớp cắn có sự hài hòa với nhau ở cả hàm trên và hàm dưới
Hiệu quả chỉnh nha đạt được theo đúng lộ trình mà bác sỹ dự liệu trong phác đồ điều trị, không xảy ra những sai khác, rút ngắn thời gian điều trị và giảm đau tối đa.
Răng sau khi chỉnh nha vẫn giữ được độ bền chắc mà hoàn toàn không bị yếu đi.
\Không đau, không bung tuột mắc cài trong quá trình điều trị.
3. Cách phòng tránh khớp cắn ngược ở trẻ em
Phòng tránh khớp cắn ngược phải được thực hiện ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ:
+ Chú ý đến thói quan hàng ngày của trẻ như tật thường xuyên trượt hàm, nghiến răng khi ngủ, gặm mút tay, đẩy lưỡi…
+ Đăng ký theo dõi lịch thay và mọc răng của trẻ tại phòng khám uy tín để bác sĩ có hướng khắc phục kịp thời.
+ Phòng tránh các bệnh lý răng miệng cho trẻ, đặc biệt là sâu răng bằng cách hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày, kiểm soát khẩu phần ăn của bé, hạn chế ăn đồ chứa nhiều chất đường.
Nếu đã phát hiện thấy bé có hiện tượng bị khớp cắn ngược, bạn hãy đưa bé đến nha khoa, khi này điều trị khớp cắn ngược bằng cách đeo khí cụ điều chỉnh răng và xương hàm về chuẩn khớp cắn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét