Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

U men răng là gì ?

U men răng là một căn bệnh, ban đầu nó không có những triệu chứng rõ ràng và căn bệnh này là một đầu mối nguy hại cho răng miệng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì chuyện mất răng đã là quá nhẹ, nặng hơn nữa là răng rụng hàng loạt, xương hàm bị phá hủy để lại nhiều di chứng.



Bệnh u men răng không hiếm gặp và không có gì là xa lạ. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân phát hiện ra bệnh đều trong những giai đoạn cuối, nguy hiểm với những biểu hiện như : Sưng vùng mặt ở xương hàm, lung lay, rụng răng. Làm cho việc điều trị rất khó khăn và tốn kém.

Phương pháp xử lý duy nhất là phẫu thuật lấy khối u. Nếu bệnh nhân đến sớm thì phẫu thuật đơn giản, tiên lượng tốt, bảo toàn được răng. Trường hợp đến viện quá muộn, điều trị khó, thậm chí còn để lại nhiều di chứng như lép mặt, răng rụng hàng loạt ảnh hưởng đến các chức năng nhai, nuốt, nói…



Nhiều bệnh nhân đã phải cắt hết cả xương hàm và ghép xương hàm bằng xương tự thân hoặc bằng mảnh ghép kim loại và mang hàm giả. Việc tái tạo xương hàm khá tốn kém và phức tạp (khoảng 30-40 triệu đồng), và cũng không thể giúp hồi phục hết.

bệnh rất khó phát hiện bởi khối u không gây đau nhức, bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường. Bệnh tiến triển âm thầm, chỉ đến khi người bệnh bị sưng, lệch mặt, răng lung lay… đi khám thì mới phát hiện được. Một khi khối u đã thấy rõ, gây biến dạng khuôn mặt thì xương hàm đã bị hủy hoại.


U chỉ được phát hiện bằng cách chụp X-quang toàn bộ xương hàm. Vì vậy, đã có rất nhiều bệnh nhân được điều trị sai vì các bác sĩ thấy răng bệnh nhân bị lung lay nên chỉ nhổ bỏ răng hoặc mổ u không hiệu quả, dẫn tới bệnh tiến triển ngày một nặng hoặc tái phát trầm trọng.

Bác sĩ nha khoa khuyến cáo, u men răng chủ yếu là u lành tính nhưng tỷ lệ tái phát cao nên được coi là u ác tính. Nếu không được điều trị đúng, u không chỉ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm… mà còn thoái hóa thành u ác tính, di căn vào máu và hệ bạch huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nên rất khó có biện pháp phòng ngừa. Người ta nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh nha khoa như răng sâu, nhiễm trùng răng hoặc chấn thương răng dễ dẫn đến u răng. Vì vậy, để phòng bệnh cần tránh các tổn thương này. Trẻ chậm mọc răng, hàm bị thiếu răng… cần phải đi chụp kiểm tra xem răng nằm ở đâu, có u chèn vào răng hay không.

Đặc biệt, khi có bất kỳ các biểu hiện bất thường nào như: răng lung lay, xương hàm lệch, có biểu hiện viêm xoang, viêm mũi… cũng cần đi chụp Xquang để kiểm tra. Người dân cũng cần lưu ý đi khám răng định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần tại phòng khám nha khoa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét