Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Tại sao bị chảy máu chân răng khi đánh răng?



Sau khi đánh răng thường mắc phải trường hợp chảy máu chân răng. Vậy tại sao chảy máu chân răng khi đánh răng, đây là dấu hiệu bệnh lý gì? Hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.


Nếu không chữa trị, viêm lợi sẽ trở thành nha chu, một dạng tiêu cực của bệnh về lợi. Người bị viêm nha chu – bệnh của các tổ chức xung quanh răng thường đi kèm với các triệu chứng khác chẳng hạn như hôi miệng, răng yếu, lung lay. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến rụng răng.



Bệnh thường xuyên chảy máu chân răng hôi miệng

Nếu viêm nha chu là dạng viêm tự nhiên thì các nghiên cứu cũng cho thấy, một số trường hợp nghiêm trọng có liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác. Ví dụ, bệnh nhồi máu cơ tim – bệnh gây tử vong khi các tế bào tim chết do lưu lượng máu bị gián đoạn cho tim; đột quỵ gây ra bởi các mảng bám ngăn chặn máu lưu thông lên não, hậu quả có thể đe dọa mạng sống; xơ vữa động mạch – có thể là tiền thân của cơn đau tim và đột quỵ; rối loạn cương dương – không có khả năng duy trì sự cương cứng trong giao hợp.

Điều quan trọng khác cũng cần lưu ý rằng, chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe không liên quan đến răng miệng, chẳng hạn như:

• Bệnh tiểu đường: Căn bệnh về chuyển hóa liên quan đến mức độ sản xuất, hấp thụ đường và insulin trong máu. Nếu không chữa trị, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

• Bệnh bạch cầu: Một dạng ung thư trong máu hoặc tủy xương biểu hiện là thiếu thành phần đông máu. Như vậy, chảy máu lợi có thể chỉ ra sự hiện diện của nó.

• Suy dinh dưỡng: Lợi chảy máu có thể cho biết sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và có thể được sửa chữa bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.

• Thiếu vitamin C: Do thiếu vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày, ngoài chảy máu chân răng, người bệnh còn gặp các triệu chứng như ngủ lịm, khó thở và đau xương.

• Thiếu Vitamin K: Vitamin K có vai trò quan trọng trong việc đông máu, vì thế quá ít vitamin này có thể dẫn đến chảy máu chân răng bất thường.

>>Xem thêm: cách chữa chảy máu chân răng

Chăm sóc răng miệng đúng cách để phòng ngừa bệnh chảy máu chân răng

Bằng cách duy trì sức khỏe răng miệng nói chung có thể giảm thiểu tình trạng chảy máu nướu răng: Hàng năm đến nha sỹ kiểm tra răng; đánh răng đúng cách, ít nhất hai lần một ngày; dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn; ngừng hút thuốc lá.

Cách điều trị chảy máu chân răng

Ăn rau sống giúp cải thiện lưu thông các mạch máu ở lợi, giúp làm giảm chảy máu chân răng.

Lấy một túi trà lọc nhỏ và nhúng nó vào cốc nước lạnh. Sau đó lấy túi trà đã được nhúng ướt và lạnh để vào trong lợi bị chảy máu.

Hãy từ bỏ thuốc lá vì đó chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nướu lợi. Nguyên nhân có thể do thuốc lá làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa vitamin C hoặc người hút thường có chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh.

Một trong những biện pháp khắc phục đơn giản nhất là súc miệng bằng nước muối. Hãy pha một chút muối với nước ấm và súc miệng 3 lần/ ngày; hãy đảm bảo là nước không quá nóng sẽ gây bỏng lợi nhé.


Dùng chỉ nha khoa bảo vệ răng, lợi

Bạn muốn chữa hết chứng chảy máu chân răng cần tìm rõ nguyên nhân, nên đi khám tại các chuyên khoa răng hàm mặt. Nếu do đọng cao răng thì phải cạo sạch cao, viêm lợi thì phải điều trị, còn dùng các loại thuốc phải theo chỉ định của nha sĩ, bác sĩ.

Ngoài ra, chế độ ăn tăng cường một số loại thực phẩm cũng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ chảy máu chân răng: ví dụ, nguồn vitamin C tuyệt vời có trong ổi, cam, chanh, bưởi…; chuối, củ cải rất giàu vitamin K; các loại trái cây và rau quả giàu chất xơ tạo hiệu ứng loại bỏ mảng bám lên răng và bề mặt lợi tương tự như những tác động của bàn chải đánh răng.

Cuối cùng, uống nhiều nước sau bữa ăn có tác dụng tốt cho răng miệng là điều mà nhiều người hay bỏ qua. Nước uống có thể giúp các tàn dư từ thức ăn ít có cơ hội bám vào răng để tạo thành mảng bám. Tuy nhiên, đó là nước trắng, riêng nước ép trái cây và sô-đa có thể không có tác dụng tương tự, vì chúng chứa đường có thể gây tổn hại cho sức khỏe răng miệng.

Trên đây là những chia sẻ lý do tại sao chảy máu chân răng, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét