Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Bất ngờ trước nguyên nhân khiến răng sữa trẻ bị mủn


Răng sữa của trẻ bị mủn là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bậc phụ huynh có thể khắc phục tình trạng này cho bé nhà.

Bất ngờ trước nguyên nhân răng sữa của trẻ bị mủn

Răng sữa của trẻ bị mủn

Răng sữa của trẻ bị mủn là tình trạng thường gặp, mà nguyên nhân thường đến từ những lý do mà cha mẹ không hay nghĩ tới đâu nhé.

 Thói quen cho bé bú bình: Ngoài sữa mẹ, mẹ thường cho bé bú bình nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm một lượng sữa sẽ còn đọng lại trong miệng của bé và chỉ cần 5 – 10 phút  đã có thể chuyển hóa thành axit phá huy men răng. Qúa trình này lặp lại trong thời gian dài vô tình khiến răng của bé bị ố vàng là một trong những nguyên nhân răng sữa của trẻ bị mủn.

Thói quen cho bé bú bình thường xuyên vào ban đêm là nguyên nhân răng sữa của trẻ bị mủn.
 Trẻ bị thiếu canxi: Trong quá trình mang thai do người mẹ chưa bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin, canxi cần thiết cho thai nhi. Vì thế, có rất nhiều trường hợp em bé sinh ra thiếu chất, khiến răng yếu dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn tới tình trạng răng sữa trẻ bị mủn.

 Răng trẻ bị mủn do men răng yếu: Men răng sữa của các bé thường rất yếu. Yếu thì dễ bị sâu. Nếu không được chăm sóc kỹ, răng của bé sẽ bị sâu răng tấn công từ rất sớm. Biểu hiện ban đầu của sâu răng là răng bị mòn dần, trên răng xuất hiện lỗ sâu.

 Vệ sinh không đúng cách: Nhiều cha mẹ thường có suy nghĩ răng sữa rồi cũng được thay thế bằng răng vĩnh viễn nên thường lơ là trong việc chăm sóc, vệ sinh răng hằng ngày. Bên cạnh đó, ở trẻ em chưa ý thức được cách vệ sinh răng miệng khiến những mảng thức ăn thừa bám lại trên bề mặt răng bị vi khuẩn trong miệng làm lên men thành axít. Axít sẽ phá hủy men răng, gây sâu răng.

 Ăn nhiều kẹo bánh ngọt : Bánh kẹo, nước ngọt có ga, những thức ăn vặt chính là những món ăn ưa thích của mọi trẻ nhỏ. Nếu trẻ ăn thường xuyên sẽ hấp thụ một lượng đường rất lớn, kích thích vi khuẩn tấn công men răng và là nguyên nhân khiến răng bị mủn, răng sâu.

Răng sữa của trẻ bị mủn nên phòng tránh như thế nào?

Răng sữa của trẻ bị mủn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chính vì thế để phòng tránh được tình trạng này ngay từ khi trẻ chào đời cha mẹ cần phải chú ý, quan tâm đến việc chăm sóc, chế độ sinh hoạt và vệ sinh răng miệng của bé. Theo lời khuyên của nha sỹ mẹ nên:

 Ngay từ giai đoạn mang thai, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung canxi, chất sắt phù hợp để đảm bảo sau khi trẻ sinh ra khỏe mạnh và có hàm răng chắc khỏe.

 Khi trẻ chưa mọc răng sữa, nhưng hằng ngày trẻ phải bú sữa mẹ và sữa bình vì thế cha mẹ cần vệ sinh khoang miệng cho bé ngay từ lúc này. Sử dụng bông gạc hay khăn mềm để lau phần nướu và lưỡi của bé, tránh sữa động lại trong khoang miệng.

răng sữa của trẻ bị mủn nên làm gì
Sử dụng khăn mềm làm sạch nướu và lưỡi của bé.
 Nếu trẻ chưa thể bỏ việc uống sữa về đêm, hãy luôn để một bình nước lọc bên cạnh để cho bé tráng miệng lại. Nhưng tốt hơn cả, bố mẹ nên cho trẻ thôi bú đêm từ 8 – 10 tháng tuổi.

 Khi bé dưới 3 tuổi cha mẹ nên là người trực tiếp chải răng và thực hiện các bước vệ sinh răng miệng cho bé. Đến khi bé được 3 tuổi hãy bắt đầu hướng dẫn và tập cho trẻ thói quen đánh răng hằng ngày. Cho trẻ sử dụng bàn chải lông mềm và loại kem đánh răng phù hợp, có hương vị thơm mát để giúp bé cảm thấy dễ chịu khi thực hiện việc chải răng này nhé.

Bên cạnh đó, để phòng tránh răng sữa của trẻ bị mủn cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ, tránh cho con uống quá nhiều nước ngọt. Bổ sung thức ăn giàu fluor như: Cá biển, trứng, sữa tươi và các chế phẩm từ sữa, cà rốt … Nên cho trẻ ăn thức ăn có xơ, những sợi xơ cùng nước bọt tiết ra có khả năng cuốn đi thức ăn còn vướng ở kẽ răng, đó cũng là một cách phòng tránh sâu răng cho trẻ.

Điều trị răng trẻ bị mủn tại nha khoa

Thực hiện chế độ thăm khám, kiểm tra răng miệng của trẻ định kỳ, tốt nhất là 6 tháng/1 lần bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện những mầm mống vi khuẩn và loại kịp thời. Đây chính là cách ngăn chặn tình trạng răng sữa của trẻ bị mủn hiệu quả.

Trong trường hợp răng trẻ đang có dấu hiệu hay đã bị mủn răng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến nha sỹ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu mủn răng do vi khuẩn sâu răng thì bác sĩ tiến hành loại bỏ ổ sâu và trám răng cho bé để răng ổn định và ăn nhai bình thường.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bậc phụ huynh chữa trị tình trạng răng sữa của trẻ bị mủn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét